Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Thất bại muối mặt của Tổng thống Obama tại hội nghị G-20 cuối cùng

Ngay từ giây phút đầu tiên khi đặt chân đến đất Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama đã phải đón nhận những điều không hay và đây được xem như là một điềm báo về một hội nghị G-20 đầy sóng gió với Nhà lãnh đạo của nước Mỹ.

Hội nghị G-20 cuối cùng mà ông Obama tham dự trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ chắc chắn không thể là một kỷ niệm đẹp chứ chưa nói gì đến một di sản của ông này.

Khởi đầu ồn ào

Báo chí thế giới dịp cuối tuần vừa rồi và đầu tuần này được “dịp” nhộn nhịp với những thông tin xoay quanh scandal về cáo buộc Trung Quốc tiếp đón không chu đáo Tổng thống Mỹ Obama. Truyền thông thế giới đưa tin, thay vì cung cấp một cầu thang lớn được trải thảm đỏ đúng như thủ tục tiếp đón mọi nguyên thủ quốc gia khác, Trung Quốc đã cố tình để Tổng thống Obama phải bước từ chuyên cơ Air Force One xuống sân bay Hàng Châu bằng một cầu thang nhỏ trống không.

Tổng thống Obama khi đặt chân đến sân bay Hàng Châu.

Tổng thống Obama khi đặt chân đến sân bay Hàng Châu.

Chưa dừng lại ở đó, quan chức Trung Quốc còn chặn đường một cố vấn cấp cao an ninh của Mỹ và nổi giận mắng mỏ một trợ lý báo chí của Nhà Trắng.

Khi máy bay chở Tổng thống Mỹ hạ cánh ở sân bay Hàng Châu, cố vấn an ninh Mỹ Susan Rice băng qua khu vực dành cho truyền thông và tiến tới đoàn xe hộ tống ở đường băng thì một quan chức Trung Quốc đã tiến tới chặn đường và hét lên giận dữ với bà. Một cuộc cãi vã đã nổ ra và chỉ được giải quyết sau khi một nhân viên mật vụ Mỹ can thiệp. Vị quan chức Trung Quốc trên sau đó còn tiếp tục mắng mỏ không tiếc lời một trợ lý báo chí của Nhà Trắng

Dù sau đó cả Trung Quốc và Mỹ đều lên tiếng giải thích nhằm làm dịu các cuộc tranh cãi căng thẳng xung quanh cách thức Trung Quốc đón tiếp Nhà lãnh đạo Obama thì nhiều người vẫn tin rằng, Bắc Kinh cố tình “thể hiện thái độ” với Mỹ. Những rắc rối xảy ra trong quá trình đón tiếp ông Obama ở sân bay Hàng Châu được xem là một điềm báo về một kỳ hội nghị G-20 không hề suôn sẻ đối với ông chủ Nhà Trắng. Và thực vậy, Tổng thống Mỹ đã có một hội nghị G-20 cuối cùng đầy thất bại đáng quên.

Cuộc chia tay thất bại

Hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này là hội nghị G-20 cuối cùng ông Obama tham dự với tư cách là Nhà lãnh đạo của nước Mỹ. Nó đáng ra phải là cơ hội để ông Obama “ghi những điểm cuối cùng” vào di sản của mình sau 2 nhiệm kỳ làm tổng thống. Tuy nhiên, những gì diễn ra cho thấy, ông Obama đã phải hứng chịu những thất bại muối mặt.

3 ngày ở Hàng Châu là 3 ngày ông Obama phải bận rộn với lịch trình dày đặc với những cuộc gặp gỡ để giải quyết hàng loạt vấn đề nóng bỏng. Dù đã hết sức nỗ lực nhưng ông Obama gần như chẳng đạt được kết quả gì mong muốn.

Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin, Nhà lãnh đạo nước Mỹ đã có “cuộc chạm trán” căng thẳng về vấn đề Syria và tấn công mạng. Người ta đã ghi lại được hình ảnh hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ nhìn nhau “tóe lửa” khi đụng chạm đến vấn đề tấn công mạng. Lâu nay, Mỹ vẫn cáo buộc hacker Nga thực hiện các tấn công vào hệ thống mạng của các cơ quan chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ. Ông Obama đã thẳng thừng dọa chiến tranh với Nga vì vấn đề tấn công mạng. Trong vấn đề Syria, Tổng thống Obama và người đồng cấp Putin đã có cuộc hội đàm chẳng đi đến đâu và kết quả là hai bên chẳng thể ký nổi một thỏa thuận nào dù trước đó Nga và Mỹ đã tiến đến rất gần với nhau về một số vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria.

Nếu như cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin thất bại hoàn toàn thì cuộc gặp của Tổng thống Obama với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ cũng chẳng khá khẩm hơn. Ông chủ Nhà Trắng có nhiệm vụ hàn gắn quan hệ với đồng minh Tayyip Erdogan sau khi mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng sau vụ đảo chính xảy ra hôm 15/7 ở Ankara. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang mâu thuẫn về vấn đề dẫn độ giáo sĩ Gulen. Ông này sống lưu vong ở Mỹ và bị Ankara cáo buộc là chủ mưu gây ra cuộc đảo chính. Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gulen về nước họ để chịu sự trừng phạt nhưng Washington chưa chấp nhận điều này với lý do không có bằng chứng chứng minh ông Gulen dính líu vào âm mưu lật đổ ông Erdogan.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang mâu thuẫn gay gắt với nhau về lực lượng người Kurd ở Syria - YPG. Mỹ coi YPG là một lực lượng chủ chốt trong liên quân chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong khi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của họ lại coi YPG là “một nhóm khủng bố” cần tiêu diệt.

Mặc dù trong cuộc gặp song phương, ông Obama và ông Erdogan đều đã dịu giọng nhưng những lời phát biểu ấm áp đó chẳng đủ để có thể hóa giải được những mâu thuẫn sâu sắc giữa hai bên được nói ở trên.

Thất bại tiếp tục ập đến với Tổng thống Obama khi ngay tại Bắc Kinh, ông đã phải chịu sự xúc phạm nặng nề của một đồng minh hàng đầu trong khu vực. Ngay trước thềm cuộc gặp dự kiến giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte, ông Duterte đã bất ngờ tung ra những phát biểu không thể xúc phạm hơn và phũ phàng hơn với ông chủ Nhà Trắng. Kết quả là ông Obama đã giận dữ hủy bỏ kế hoạch gặp gỡ này.

Rắc rối vẫn chưa dừng lại ở đây. Khi Tổng thống Obama có mặt ở thủ đô Bắc Kinh, Triều Tiên đã bắn liên tiếp 3 quả tên lửa đạn đạo từ bờ biển phía đông trong một động thái rõ ràng là mang tính thách thức và khiêu khích cao độ đối với Mỹ.

Với những diễn biến như trên, nhiều người cho rằng, vị thế của nước Mỹ và uy tín của ông Obama đã bị suy giảm rõ rệt khi ông này có chuyến công du cuối cùng đến Châu Á.

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đã không bỏ qua cơ hội để công kích Tổng thống Obama. Ông này nói rằng, nếu rơi vào trường hợp nhận được sự tiếp đón đáng thất vọng như ở sân bay Hàng Châu, ông này sẽ “đóng cửa máy bay và bay khỏi Trung Quốc”.

Trong khi đó, đề cập đến việc Tổng thống Obama không đạt được thỏa thuận với phía Nga về vấn đề Syria, ông Trump chê bai rằng, “ông Obama không phải là một nhà thỏa thuận giỏi. Ông ấy chỉ luôn đạt được những thỏa thuận tồi!”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV