Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Bạn biết gì về 3 phụ nữ đầy quyền lực tại APEC 2017 đang diễn ra ở Đà Nẵng?

Nổi bật trong số 21 lãnh đạo các nền kinh tế tham gia APEC 2017 là 3 nữ lãnh đạo quyền lực của New Zealand, Chile và Hong Kong.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern

Tân thủ tướng New Zealand là bà Jacinda Ardern, năm nay 37 tuổi, lần đầu tham dự APEC. Bà không chỉ là Thủ tướng trẻ nhất của đảo quốc này trong 150 năm qua, mà là lãnh đạo trẻ nhất từng tham dự một kỳ APEC.

Đến APEC 2017 tại Việt Nam, bà được so sánh với các nhà lãnh đạo trẻ tuổi, lôi cuốn khác như Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Bà nhận định, khu vực APEC rất quan trọng đối với tương lai phát triển kinh tế của New Zealand và Hội nghị Cấp cao APEC 2017 là dịp để tăng cường hơn nữa cam kết của New Zealand đối với khu vực này.

Sau khi nhậm chức cuối tháng 10 ở tuổi 37, bà Jacinda Ardern trở thành nữ thủ tướng trẻ nhất New Zealand dự APEC tại Việt Nam, nơi bà có cơ hội lần đầu gặp mặt các lãnh đạo khác.

Sau khi nhậm chức cuối tháng 10 ở tuổi 37, bà Jacinda Ardern trở thành nữ Thủ tướng trẻ nhất New Zealand dự APEC, nơi bà có cơ hội lần đầu gặp mặt các lãnh đạo khác. Ảnh: Reuters.

Sau khi nhậm chức thủ tướng, bà Jacinda Ardern làm dậy sóng truyền thông tại New Zealand và nhiều nước khác khi trở thành nguyên thủ quốc gia khi chỉ mới bước sang tuổi 37. Trong những ngày đầu tiên nhậm chức, bà đã có những chia sẻ thú vị giúp người dân hiểu thêm về mình.

Vị tân Thủ tướng từng là DJ khách mời tại lễ hội Laneway Festival năm 2014. Bạn hẳn sẽ không thể hết sửng sốt khi biết bà thậm chí còn chơi những bản nhạc của Sid Vicious, Snoop Dogg và Smashing Pumpkins.

Bà Ardern từng là một DJ không chuyên khuấy động lễ hội âm nhạc.

Bà Ardern từng là một DJ không chuyên khuấy động lễ hội âm nhạc. Ảnh: Reuters.

Là một người yêu động vật, cuộc đời của bà gắn liền với những chú mèo. Lúc nhỏ, chú mèo đầu tiên bà nuôi được đặt tên là Norm, theo tên cựu thủ tướng Norman Kirk. Khi bước vào văn phòng chính phủ, bà nuôi một chú mèo có tật ở ngón chân.

Chú mèo cưng của nữ Thủ tướng được đặt tên là Paddles và được gọi là Đệ nhất Miêu New Zealand. Nhưng chú mèo này chết vào hôm 7/11 sau một vụ tai nạn xe hơi. Mèo Paddles là thành viên đặc biệt của phủ thủ tướng New Zealand, chú thậm chí có tài khoản mạng xã hội riêng và thu hút hàng chục nghìn người theo dõi.

Chú mèo cưng của nữ thủ tướng New Zeland.

Chú mèo cưng của nữ Thủ tướng New Zeland. Ảnh: Reuters.

Năm 28 tuổi, bà Ardern bắt đầu tham gia chính trường với vị trí nghị sĩ Quốc hội và trở thành nghị sĩ trẻ tuổi nhất ở New Zealand thuộc đảng Lao động. Sau gần 10 năm, vào tháng 3 năm nay, bà trở thành Phó Chủ tịch đảng này. Khi cựu Chủ tịch đảng Lao động thuyết phục bà Ardern kế nhiệm vị trí của ông, bà đã từ chối tới 7 lần. Tuy nhiên, chỉ trong một tháng đảm nhiệm chức vụ mới, bà đã đắc cử vị trí Thủ tướng.

Tuy lớn lên trong gia đình theo đạo Mormon, nhưng quan điểm của Ardern lại không hề cứng nhắc, cổ hủ. Điển hình là việc bà bỏ đạo để ủng hộ luật hôn nhân đồng giới. Ở tuổi 37 tuổi, Ardern vẫn chưa kết hôn. Bóng hồng của chính trường New Zealand hiện sống cùng bạn trai Clarke Gayford - người dẫn chương trình truyền hình.

Trong tuần trước, bà được tạp chí Mỹ Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực thứ 13 trong giới chính trị thế giới. Bà cùng những nguyên thủ quốc gia trẻ tuổi, thổi làn gió mới vào nền chính trị thế giới vốn khô khan và già cỗi suốt bấy lâu nay.

Tổng thống Chile Michelle Bachelet

Bà Michelle Bachelet (66 tuổi), đương kim Tổng thống Cộng hòa Chile, là một trong 3 nữ lãnh đạo tham dự Tuần lễ cấp cao APEC. Bà có chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam vào ngày 8/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một vấn đề được bà Michelle quan tâm khi tham dự APEC 2017 bởi đây được coi là cơ hội để các thành viên TPP thuyết phục Tổng thống Donald Trump đưa Mỹ trở lại hiệp định.

Tổng thống Chile Michelle Bachelet là một người có tình cảm với Việt Nam.

Tổng thống Chile Michelle Bachelet là một người có tình cảm với Việt Nam. Ảnh: TIME.

Trong quá khứ, vào thời điểm đất nước Chile bị biến động chính trị, gia đình của bà đã có thời gian đến Việt Nam vào năm 1977. Năm 1979, gia đình bà trở về Chile. Bà tiếp tục học ở Đại học Chile, tham gia các tổ chức phi chính phủ và hoạt động chính trị.

Sau khi Chile trở về với nền dân chủ năm 1990, bà bắt đầu tham gia vào các vị trí trong chính quyền. Bà trở thành Bộ trưởng Y tế năm 2000 và Bộ trưởng Quốc phòng năm 2002.

Bà Bachelet từng thăm chính thức Việt Nam ngày 17-18/11/2006, nhân dịp dự APEC tại Hà Nội. Bà cho biết những ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam vẫn còn nguyên trong tâm trí mình và vẫn thường xuyên theo dõi sát sao tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Bà Bachelet mặc áo dài tại APEC 2006 ở Hà Nội.

Bà Bachelet mặc áo dài tại APEC 2006 ở Hà Nội. Ảnh: WH.org.

Bà Michelle trở thành người phụ nữ đầu tiên tại Chile 2 lần đắc cử Tổng thống (năm 2006 và 2014). Bà từng là Tổng Giám đốc Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ (UN Women).

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam, 60 tuổi) sẽ đến Việt Nam vào ngày 9/11 để dự APEC tại Đà Nẵng. Bà là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong sau 20 năm được trao trả cho Trung Quốc. Bà nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ Bắc Kinh trong cuộc bầu cử hồi tháng 3/2017.

Bà Lâm vẫy tay chào sau khi đắc cử vị trí Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào ngày 26/3. Ảnh: WUNC.

40 năm trước, bà Lâm là một sinh viên tham gia biểu tình trước tòa nhà chính quyền Hong Kong. Giờ đây, bà lại đứng ở đó với vị trí mới: nữ Trưởng Đặc khu đầu tiên của Hong Kong. Nhiều người gọi bà là “Bà đầm thép của Hong Kong” khi được đánh giá là chính trị gia có năng lực đoàn kết người dân, đặc biệt là năng lực dung hòa các thế lực chính trị tại đặc khu này.

Bà sinh ra trong một gia đình bình dân có bốn người con, bà cùng gia đình sống trong một căn hộ chật hẹp và thiếu nhiều điều kiện sống cơ bản. Nhưng vốn là học sinh sáng dạ và chăm chỉ, bà đứng nhất lớp suốt thời đi học. Bà đậu vào Đại học Hong Kong và bắt đầu vào cơ quan công quyền năm 1980 với tư cách là một nhân viên hành chính.

"Bà đầm thép Hồng Kông" Carrie Lam. Ảnh: IBTimes UK.

“Bà đầm thép Hong Kong” Carrie Lam. Ảnh: IBTimes UK.

Trong sự nghiệp 37 năm công chức, bà Carrie Lam đã làm việc trong nhiều cơ quan chính quyền. Bà đã trở thành Cục trưởng Cục Phúc lợi xã hội năm 2000, Cục trưởng Cục Nhà ở, Kế hoạch và Đất đai năm 2003, Cục trưởng Cục Các vấn đề nhà ở năm 2006, Cục trưởng Cục Phát triển năm 2007.

Tuy rất mạnh mẽ trên chính trường và có những chính sách sắc bén để “dọn sạch hậu quả” và giúp Hong Kong vượt qua những cuộc khủng hoảng suốt 36 năm qua, bà Lâm cũng có mặt yếu đuối. Bà từng tiết lộ rằng đã đề nghị chồng trở về Hong Kong thường xuyên hơn để ủng hộ bà, để bà có một bờ vai dựa dẫm.

Chồng bà, ông Lam Siu-por, đã nghỉ hưu và sống ở Anh cùng 2 cậu con trai đang học đại học tại đây. Trước đây, bà từng định nghỉ hưu cùng gia đình và chuyển về sống ở nông thôn Anh, nhưng chồng bà bảo rằng nếu bà từ bỏ cơ hội phục vụ người Hong Kong, bà có thể sẽ hối hận sau này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Quang Niên

Được quan tâm

Tin mới nhất