Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Vợ Ba': 5 giá trị Việt làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm đạt giải tại LHP quốc tế Toronto

Sự thành công của Vợ Ba tại thị trường quốc tế không chỉ nằm ở cảnh nóng đã thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông, mà còn ở nhiều yếu tố khác.

Năm 2018, Vợ Ba (tên tiếng Anh: The Third Wife) từng gây sóng gió trên các phương tiện truyền thông cả quốc tế và Việt Nam sau khi đoạt giải “Phim Châu Á hay nhất” do NET PAC (Mạng lưới các nhà phê bình phim Châu Á Thái Bình Dương) trao tặng tại LHP Quốc tế Toronto. Phần lớn khán giả đều tò mò với cảnh nóng được “đồn đoán” là hết sức táo bạo của nữ diễn viên chính sinh năm 2004. Trên thực tế, những cảnh quay ấy hoàn toàn đóng góp hợp lý, thậm chí là to lớn vào cả giá trị nghệ thuật của một dự án được đầu tư như Vợ Ba.

Hãy cùng điểm qua 5 yếu tố thuyết phục bạn lựa chọn Vợ Ba khi ra rạp nhé.

Trang phục tinh giản, thực tế, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Lấy bối cảnh nông thôn miền Bắc cuối thế kỷ 19, ê-kíp chắc hẳn đã có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu trang phục để mang lại giá trị nghệ thuật, văn hoá của dự án. Vào giai đoạn đó, dân ta thường mặc áo ngắn, cài giữa ngực, được người miền Bắc gọi là áo cánh. Trang phục này được xem là trang phục phổ biến nhất lúc bấy giờ với nhiều màu sắc để lựa chọn, đồng thời cũng rất kín đáo, giản dị. Ngoài ra, áo dài, áo tứ thân - những hơi thở, kết tinh đặc trưng của dân tộc cũng xuất hiện trong Vợ Ba.

Đặc biệt, việc kết hợp áo yếm và váy chính là “thương hiệu” của trang phục miền Bắc. Ngoài sự nữ tính, đôi khi áo yếm còn là hiện thân của nét quyến rũ và gợi cảm của con gái Việt Nam. Vào những ngày lễ tết, áo yếm trắng, nâu non được thay bằng các màu sắc sặc sỡ hơn như đỏ, đào,…Các trang phục được thiết kế hầu như gần gũi với thực tế và hoàn toàn phù hợp với từng hoàn cảnh, từng vóc dáng của các diễn viên.

Trang phục được gia công hết sức chỉn chu và tinh tế.

Những khoảng lặng và những lời thoại “vô hình”

Nếu như là một “fan ruột” của điện ảnh Việt, bạn sẽ cảm nhận được ngay sự khác biệt của Vợ Ba so với những tác phẩm cùng thị trường, Rất nhiều các tác phẩm thành công của nước ta trong các năm gần đây đều là các tác phẩm hài, tình cảm và hành động, có lượng lời thoại trung bình, hay thậm chí có thể nhận xét là khá dày đặc.

Xem thêm: Review 'Người vợ ba': Tác phẩm điện ảnh Việt Nam được giải thưởng tại LHP Toronto 2018

Phân cảnh có màu sắc sặc sỡ hiếm hoi trong bộ phim.

Trong khi đó, Vợ Ba lại sở hữu rất nhiều phân cảnh tĩnh làm nổi bật vẻ đẹp âm thanh của những loại nhạc cụ đặc trưng dân tộc: đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh, sáo,…Cả tác phẩm dường như là một bản hoà ca tinh tế kết hợp khéo léo âm sắc của từng loại nhạc cụ vào bối cảnh phù hợp.

Ngoài ra, những khoảng lặng ấy còn gửi gắm nỗi niềm của người phụ nữ. Từ khi Mây (Nguyễn Phương Trà My) chuyển đến nhà địa chủ làm vợ lẽ, cô ít khi có cơ hội được bày tỏ suy nghĩ của mình. Lần duy nhất Mây nói lên tiếng lòng của mình chính là lần cô thổ lộ tình cảm với Xuân (Maya). Thế nhưng, khái niệm tình cảm giữa nữ với nữ trong thời ấy là hoàn toàn xa lạ. Vậy nên, Mây chẳng thể bày tỏ và chẳng ai có thể hiểu cô ấy.

Lên án tư tưởng trọng nam khinh nữ

Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô - Câu tục ngữ ám chỉ “có một con trai thì vẫn là có, nhưng có mười con gái thì vẫn là không có”, thể hiện cách đánh giá vai trò của con trai - con gái trong xã hội. Tư tưởng này được phác hoạ rõ nét qua tác phẩm Vợ Ba, đặc biệt là qua sự áp lực đè nặng lên vợ cả, vợ lẽ trong việc sinh con trai cho chồng.

Vợ hai của gia đình địa chủ - Xuân (Maya) đến nay đã sinh được 3 cô con gái xinh xắn. Thế nhưng cô vẫn chưa được “công nhận” là bà chủ chính thức vì chưa sinh được đứa con trai nào. So với cậu Sơn - con trai của mợ Hà - vợ cả (Trần Nữ Yên Khê), Liên (Lâm Thanh Mỹ) và Nhàn (Mai Cát Vi) - con gái của mợ Xuân lại ít được gia đình quan tâm hơn.

Bé Liên và bé Nhàn phải chịu nhiều thiệt thòi trong gia đình.

Trong phim, người chồng có tính cách điềm nhiên, nhàn rỗi, không phải làm việc nhà trong khi những người vợ lại luôn bận rộn chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình. Mong muốn được làm con trai của bé Nhàn ở cuối phim dường như là tiếng nói lên án chân thật nhất dành cho chế độ phong kiến lúc bấy giờ.

Đề tài đa thê không đi vào lối mòn

Nhắc đến đề tài đa thê trong thời đại cũ, người ta thường nhớ đến những màn đối đầu giữa vợ cả và vợ lẽ, sự chia bè phái ngay trong chính căn nhà của mình. Nhưng Vợ Ba lại đi theo hướng khác. Dường như mỗi số phận phụ nữ trong xã hội ấy, dù già hay trẻ, đều có cuộc sống không hạnh phúc. Mợ Hà cũng giữ cho mình những nỗi niềm riêng. Ở một khía cạnh nào đó, cô cũng rất có tình cảm với Mây và giúp đỡ cô trong việc mang thai, sinh con. Mặc khác, vợ hai và vợ ba rất thân với nhau, không hề có sự tranh giành nào.

Mợ Hà dù là vợ cả cũng phải không ít lần khổ tâm.

 Hình ảnh ẩn dụ đầy chất thơ

Đối với những khán giả yêu văn học, hình ảnh chiếc lá ngón có lẽ đã trở nên rất quen thuộc qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo sự dã man của xã hộ phong kiến vô tình đẩy con người lương thiện tìm đến cái chết. Lá ngón cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất hận.

Hình ảnh lá ngón sẽ xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm 'Vợ Ba'.

Ngoài ra, trong phim còn xuất hiện hình ảnh tơ tằm - hình ảnh rất phổ biến trong thơ lục bát. Thứ nhất, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa đã trở thành cái nghiệp đã gắn bó với nhiều người lao động: Nợ đời mang kiếp tằm tang/ Nợ người mang những lỡ làng vì đâu. Thứ hai, hình ảnh tơ tằm cũng gắn bó sâu sắc với số phận người phụ nữ: Vì tằm tôi phải chạy dâu/ Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay.

Ngoài những yếu tố nổi bật trên, Vợ Ba còn gửi gắm những thông điệp lớn nhỏ khác đầy tính nghệ thuật.

Bộ phim được công chiếu trên toàn quốc ngày 17/5.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vy Bùi

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nàng hậu 9X chia sẻ về hành trình giữ dáng 'kỳ lạ' gây tò mò