Cụm từ "chiếm đoạt văn hoá" xuất hiện dày đặc kể từ khi H'Hen Niê đăng tải bộ ảnh chụp cùng Người đẹp biển Bảo Ngọc. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 bị tố cố tình nhuộm da - thắt tóc dreadlocks để cho ra đời diện mạo đẹp mắt nhất trước công chúng.
Vậy "chiếm đoạt văn hoá" là gì đã khiến cho người đẹp Ê Đê phải điêu đứng suốt thời gian qua?
Chiếm đoạt văn hoá diễn ra với nhiều hình thức nhưng đối với trường hợp của H'Hen Niê đang bị gắn mác chính là hành động cố tình trang điểm hoặc hoá trang giống như người da màu. Việc này được xem là không tôn trọng nền văn hoá người đen vì "mượn" hình ảnh của họ để trục lợi. Vì vậy, hành động "copy-paste" của nàng hậu trở thành tâm điểm của dư luận vì nhiều ý kiến cho rằng cô đánh mất bản sắc của người phụ nữ Châu Á giống như thị phi của Kim Duyên thời điểm tham gia Miss Universe 2021.
Kiểu tóc dreadlocks được H'Hen Niê ưa chuộng có nguồn gốc khoảng nhiều thiên niên kỷ trước, nó đại diện cho thời kỳ nô lệ của người da màu. Họ đã phải chịu đựng nhiều uất ức dưới sự thống trị của người da trắng, mái tóc kiểu này có thể giúp giấu được thức ăn cỡ nhỏ.
Nhuộm da được gọi là "blackfishing" - một thuật ngữ vi phạm vấn nạn chiếm đoạt văn hoá. Dù sở hữu làn da bánh mật, nhưng làn da của H'Hen Niê trong bộ ảnh mới sậm quá mức và không có độ chân thật. Một số ý kiến bênh vực H'Hen Niê rằng có thể là do ánh đèn hoặc photoshop quá đà.
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đã nhiều lần sử dụng tạo hình làn da đen bóng và mái tóc kiểu Châu Phi:
H'Hen Niê cũng có lời giải thích ngầm trên trang cá nhân của mình rằng: "Da nâu cũng cần chăm sóc quý vị ạ, vì hồi nhỏ Hen ít khi nào mặc áo dài tay nên da ở 2 cánh tay đen hơn lại còn bị cháy đen xạm hơn. Qua bao năm vẫn không hết nên để đều với toàn thân thì Hen cũng cần phơi nắng với dầu bắt nắng để đều da hơn và dưỡng da với dầu dừa để da luôn căng bóng". Người đẹp khẳng định da đã ngâm tự nhiên, và có cách chăm sóc đúng nên căng bóng, chứ không hề có sự can thiệp của "nhuộm da".
Xem thêm: Chấn động: Lộ video quay cận cảnh Quỳnh Búp Bê Và Shark Bình