Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Người mẫu - Hoa hậu

Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc

Hoa hậu Khánh Vân chiếm trọn chú ý khi diễn vedette tại đêm diễn Trang phục dân tộc của Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024.

Mới đây, đêm thi Trang phục Văn hóa Dân tộc thuộc khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 diễn ra tại TP.HCM. Sự kiện thu hút đông đảo khán giả sắc đẹp. Tại show diễn, 60 thí sinh cùng dàn Hoa - Á hậu Việt có màn trình diễn mãn cùng 73 thiết kế sáng tạo, kỳ công để lại dấu ấn sâu sắc, tôn vinh trọn vẻ đẹp của bản sắc Việt. 

Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 1
Spotlight của đêm diễn chính là sự xuất hiện của Hoa hậu Khánh Vân trong thiết kế "Nam Hải Ngọc Lân" của nhà thiết kế Khoa Lỗ. Đã lâu, khán giả chưa được chứng kiến hình ảnh của cựu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam trong trang phục dân tộc kể từ sau màn trình diễn "Kén Em" gây sốt của cô tại Hoa hậu Hoàn vũ 2020. 
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 2
Dù đã lâu không còn tiếp xúc với những bộ cánh cồng kềnh, Khánh Vân vẫn thể hiện được đẳng cấp khi diễn vedette với "Nam Hải Ngọc Lân" với thần thái sắc sảo. Ông Ngư hoặc cá Ông là cách gọi tôn kính của ngư dân vùng biển Việt Nam để chỉ cá voi - loài cá hiền lành, thông minh, luôn cứu giúp khi ngư dân và tàu bè gặp nạn trên biển. Tục thờ cá ông của cư dân duyên hải Việt Nam là một đạo lý cổ truyền, thấm đượm tính nhân văn của dân tộc. Thông qua bộ trang phục, tác giả muốn truyền tải thông điệp bảo tồn cá voi là một phần rất quan trọng trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 3
Á hậu 4 Miss Grand Vietnam 2024 - Phạm Thị Ánh Vương khoe vẻ đẹp sắc sảo trong thiết kế "Đan Tay". Nghệ thuật đan lát từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống người Việt, không chỉ là một nghề thủ công truyền thống mà đây còn là biểu tượng cho sự cần cù, khéo léo, chăm chỉ của những nghệ nhân đất Việt. 
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 4
Hoa hậu Lương Thùy Linh tô son đỏ diện trang phục "Ánh Đuốc Trên Ngàn". Bộ cánh được khơi nguồn sáng tạo từ tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam, được lấy ý tưởng từ Cô Bé Đông Cuông - vị thánh cô linh thiêng chốn thượng ngàn. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gìn giữ, phát huy nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu và góp phần khẳng định giá trị độc đáo, đặc sắc và sức sống của di sản văn hóa đại diện cho nhân loại.
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 5
Thí sinh Vũ Mỹ Ngân, đến từ Quảng Ninh sở hữu chiều cao lẫn gương mặt ấn tượng. Cô được giao phó thiết kế "Mừng Ngày Lúa Chín" được lấy ý tưởng từ ngày lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn thần linh đã ban cho đồng bào người Ba Na một mùa màng thịnh vượng. Chiếc áo với đường cắt độc đáo, kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện sự mạnh mẽ, vị thế của phụ nữ Ba Na trong xã hội, đồng thời phản ánh sự độc lập và quyền lực của họ.
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 6
Thí sinh Nguyễn Hoàng Hải Anh, đến từ Vĩnh Phúc khoác trên người thiết kế "Cung Đàn Bạc Liêu". Bộ cánh tôn vinh bộ môn Đờn ca tài tử và đại diện cho tinh thần sáng tạo, đam mê cùng lòng yêu nghệ thuật của người dân Bạc Liêu khi nhắc đến vùng đất này. 
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 7
Người đẹp Trần Lê Huyền My, quê Lâm Đồng trình diễn uyển chuyển trong thiết kế "Hương Đông Hồ".  Bộ trang phục được lấy ý tưởng chính từ làng nghề làm tranh đông hồ truyền thống ở xứ Kinh Bắc. Đặc biệt, hình "Chăn Trâu Thổi Sáo"  và "Bà Triệu" trên thiết kế là 2 bức tranh quen thuộc của dòng tranh đông hồ Việt Nam, mang trên mình những giá trị văn hoá đặc sắc, khi được kết hợp gợi cảm giác, thân quen, êm ả, bình dị của làng quê Việt Nam và mang tinh thần yêu nước mạnh mẽ của dân tộc ta. 
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 8
Thí sinh Nguyễn Thị Cẩm Ly, đến từ Đắk Lắk được khen ngợi nhan sắc ngọt ngào cùng thiết kế "Thiếu Nữ Bên Hoa". Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”- một tác phẩm tranh sơn dầu do họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943. Thiết kế mô tả bức tranh chân dung của thiếu nữ mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng. Những đường cong, nếp gấp trên tà áo dài hòa quyện vào nhau tạo thành màu sắc nhẹ nhàng, nhấn mạnh vẻ đẹp thanh tao của người con gái Hà Nội. 
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 9
Người đẹp Nguyễn Thị Thảo Trang, quê Điện Biên là một trong những thí sinh được nhiều yêu thích trên mạng xã hội. Cô nàng là bạn gái của diễn viên Otis. Thảo Trang được diện bộ cánh tên "Sắc Hoa Cung" lấy nguồn cảm hứng từ viên Phấn Nụ, vật dụng mỹ phẩm truyền thống của các bậc phi tần, tú nữ khuê cát thời xưa. Trang phục còn gợi lên hình ảnh phiên phấn nụ dịu dàng chứa đựng trong mình các hương thảo giúp lưu giữ nét giai nhân của người phụ nữ như một nét di sản của con người xứ Huế.
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 10
Thí sinh Quản Trần Gia Hân, quê Đồng Nai từng đại giải Á hậu 2 Miss Peace Vietnam 2022. Cô nàng sở hữu nhan sắc chuẩn Á Đông cùng chiều cao ấn tượng 1m75, chân dài được giao phó thiết kế  “Ăn Khế Trả Vàng”. Thiết kế dựa trên câu chuyện cổ tích cùng tên của ông cha ta truyền lại cho các thế hệ sau về đạo lí ở hiền gặp lành, cho đi để nhận lại.
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 11
Á hậu Bùi Khánh Linh di chuyển chuyên nghiệp trong bộ cánh tên "Ngưu Quyền". Hình ảnh "Con trâu đi trước, cái cày theo sau" đã in sâu trong văn hóa, mang giá trị tinh thần cao cả, gắn kết mật thiết với lao động sản xuất và hình ảnh người dân Việt Nam. Thiết kế không dùng hình ảnh mạnh mẽ và kiên cường của con trâu để nói lên phẩm chất cần cù, siêng năng của người nông dân Việt. 
Đẳng cấp của Hoa hậu Khánh Vân khi diễn trang phục dân tộc Ảnh 12
Á hậu 3 Miss Grand Vietnam 2024 - Lâm Thị Bích Tuyền trình diễn mãn nhãn trong thiết kế "Tinh Túy Mùa Nước Lên". Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ mùa nước nổi của đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa. Hằng năm mỗi độ tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch, con nước từ thượng nguồn sông MeKong đổ về đồng bằng sông Cửu Long, phù sa theo con nước mang lại sự dồi dào trù phú cho cho vùng đất này, trong đó có những sản vật đặc trưng mà dân dã: như là cá linh, bông điên điển,…
Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Mia

Được quan tâm

Tin mới nhất