Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Love Wins

30 năm từ ngày dãy băng đỏ phòng chống AIDS ra đời: Hành trình chông gai chống lại đại dịch vẫn tiếp diễn đối với cộng đồng lục sắc.

Mỗi năm vào ngày 1 tháng 12 màu băng đỏ lại nhuộm khắp địa cầu để tưởng nhớ những người đã bị đại dịch AIDS cướp đi sinh mạng, qua đó thúc đẩy mọi hoạt động phòng chống lại căn bệnh đáng sợ này.

Hàng ngàn người đã bị AIDS tước đi mạng sống vào năm 1988, trong đó phần lớn nạn nhân thuộc về cộng đồng LGBT. Rất nhiều khu dân cư đông người đồng tính trở thành nghĩa địa, một bầu trời đen tối bao trùm lên cộng đồng lục sắc. Từ đó AIDS bị xem như một đại dịch đối với người đồng tính. Người đưa thư, người hàng xóm bên cạnh, người pha cà phê mỗi sáng dần dần biến mất để lại những nỗi lo sợ về căn bệnh không thể cứu vãn vào thời điểm đó.

Ngày đầu tiên vào tháng 12 mỗi năm, mọi người dành thời gian để tưởng niệm các nạn nhân đã bị AIDS lấy đi sinh mạng.

Trở thành nỗi khiếp sợ vào những năm 1980-1990, đối với bệnh nhân không chỉ bị virus tra tấn cơ thể, nỗi đau đớn còn đến từ sự kì thị, tách biệt khỏi xã hộ khi hàng loạt ánh mắt từ những người thân quen liếc nhìn, lờ đi sự tồn tại. Trước thảm kịch đó, hai chuyên gia PR người Thụy Sĩ đã đề xuất ngày 1 tháng 12 hàng năm là ngày thế giới phòng chống lại đại dịch này.

Ám ảnh về căn dịch bệnh những năm 1980 vẫn còn in sâu trong tâm trí các nạn nhân, đặc biệt đối với người đồng tính

Ngay từ lúc đầu ý kiến này đã vấp phải cuộc tranh cãi nảy lửa, vì phần lớn nạn nhân là những người trẻ tuổi chết vì bệnh tật. Đến năm 1991, khi ông vua nhạc Rock vương quốc Anh Freddie Mercury qua đời vì căn bệnh liên quan đến AIDS. Buổi hoà nhạc tưởng niệm ông diễn ra vào tháng 4 năm 1992 với 100.000 dải băng đỏ khắp sân vận động cùng sự tham gia của George Micheal thu hút hơn 1 tỉ người xem. Sự kiện đó đã tác động lớn đến thế giới, thay đổi cái nhìn của mọi người về AIDS. Cứ mỗi năm vào ngày 1 tháng 12 nhiều người đã đeo ruy băng đỏ để tưởng niệm các nạn nhân và nâng cao nhận thức cộng đồng trên đa số các quốc gia, điều này được Liên hiệp quốc ủng hộ và quyết định chọn ngày này phòng chống lại căn bệnh thế kỷ.

Liên hiệp quốc đã chính thức chọn ngày này phát động chiến dịch chống lại HIV/AIDS trên khắp địa cầu.

AIDS đã để lại dư chấn nặng nề đối với nhân loại, hơn 35 triệu người tử vong sau khi mắc phải, hệ thống miễn dịch suy giảm, 78 triệu người bị nhiễm bệnh. Nhiều nhà lãnh đạo đã xây dựng các dự án phòng tránh, Liên hiệp quốc đã lên kế hoạch loại trừ căn bệnh hiểm nghèo này trước năm 2030.

“Know your status” chính là chủ đề năm nay trong ngày phòng chống đại dịch. Trên toàn thế giới chỉ có 75% người nhiễm HIV nhận thức được tình trạng sức khoẻ của bản thân, 9.4 triệu người không hề biết họ dương tính với HIV. Tổ chức UNIAIDS đã phát động chiến dịch 90-90-90. Điều này đồng nghĩa 90% người bị nhiễm HIV được chuẩn đoán và nhận thức được tình trạng của họ, 90% bệnh nhân được điều trị thực hiện liệu trình kháng virus và 90% những người được điều trị đạt được sự ức chế virus.

Thông điệp ý nghĩa từ chủ đề “Know your status” đượ.c các sinh viên đại học Harvard thực hiện

Rất nhiều nơi trên địa cầu hưởng ứng hoạt động ngày 1 tháng 12, Kim tự tháp bạc tại thành phố Rome nước Ý, các tòa nhà tại thành phố Dundee vương quốc Anh sẽ được chiếu sáng bằng ánh đèn đỏ. Những chiếc ruy băng đỏ khổng lồ được treo trên tòa nhà lớn ở NewYork. Thủ phủ miền tây nước Úc, Perth cũng tham gia vào hoạt động bằng các hoạt động diễu hành và phủ sắc đỏ khắp thành phố.

Hoạt động tuyên truyền chống lại HIV/AIDS từ hình ảnh dãy băng đỏ tại Trung Quốc.

Phát biểu tại nhà trắng, tổng thống Trump cho biết ông rất thất vọng vì chính quyền chưa đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc ngăn chặn AIDS. Đồng thời nhà trắng sẽ ủng hộ 100 triệu USD vào công cuộc chống lại đại dịch này.

Dù đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, kéo dài sự sống cho nạn nhân mắc phải AIDS, nhưng sự kì thị vẫn còn tồn tại trong xã hội. Nguyên nhân này có thể làm đại dịch một lần nữa bùng phát trở lại. Ruth Coker Burks, chuyên viên y tế đã từng chăm sóc hàng chục người đồng tính nam mắc phải HIV vào những năm 1980 tại thành phố Kansas chia sẻ trên trang Gay Star News: “Đã qua 30 năm, rất nhiều người vẫn e dè trước HIV vì những lý do vô lý. Những chiếc bút của người bị HIV không hề nguy hại, suy nghĩ vô căn cứ đó sẽ ám ảnh, giết chết nhiều người và có khi tạo cơ hội để đại dịch lại gây hại.”

Các nhân viên ngân hàng Deutsche tại New York tham gia diễu hành ngày hội 1 tháng 12.

Đối với người đồng tính hành trình chống lại cuộc chiến vẫn còn rất gian nan, áp lực nhân đôi đè nặng khi xã hội vẫn còn rất khắt khe đối với giới tính của họ và không ít người xa lánh người nhiễm HIV. Với sự hỗ trợ từ các tổ chức y tế, xã hội và tình nguyện cùng các chiến dịch phòng chống lại HIV, một cánh cửa tốt đẹp hơn sẽ mở ra đối với những nạn nhân chịu mất mát từ căn bệnh này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bình Duy

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc