Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Kinh doanh

Măng cụt xanh luôn 'cháy hàng' nhưng nhiều chủ vườn vẫn nhất quyết không bán, vì sao?

Bên cạnh những nhà vườn quyết định bán măng cụt xanh thì cũng có những nhà vườn nhất định không theo trend "gỏi gà măng cụt xanh. Vậy đâu là lý do mà những nhà vườn này không bán măng cụt xanh, dù giá cao ngất ngưỡng?

Những ngày qua, không ít người đã nghe qua món "gỏi gà măng cụt". Hiện tại, nhiều người vẫn đang đua nhau săn lùng măng cụt xanh để mua về làm món ăn hot-trend này.

Cũng chính vì là món ăn được nhiều người ưa chuộng nên măng cụt xanh được xem là món hàng "đắt như tôm tươi" ở thời điểm hiện tại.

Măng cụt xanh luôn 'cháy hàng' nhưng nhiều chủ vườn vẫn nhất quyết không bán, vì sao? Ảnh 1
Gỏi gà măng cụt - món ăn hottrend ở thời điểm hiện tại

Bội thu vì bán măng cụt xanh

Trên “chợ mạng”, măng cụt xanh được bán với giá dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Riêng ruột măng cụt (loại đã gọt vỏ) giá siêu đắt đỏ, lên tới 500.000-650.000 đồng/kg. Dù vậy, cả măng cụt xanh và ruột măng cụt đều liên tục “cháy hàng”.

Chị Trịnh Thị Kiều – chủ cửa hàng trái cây ở Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội) thừa nhận, 3 ngày trở lại đây măng cụt xanh về không đủ trả hàng cho khách đã đặt trước đó.

“Món gỏi gà măng cụt đang sốt rần rần khắp mạng xã hội. Tôi tìm được mối nhập từ nhà vườn ở Bình Dương nên đăng bán. Ai ngờ, khách ồ ạt đặt mua”. Chị nói và cho biết, đơn khách đặt ít thì 3kg, nhiều lên tới 5-6kg. Họ không chỉ mua về gọt lấy ruột măng cụt làm gỏi gà mà còn chấm muối ăn trực tiếp. Bởi, ruột măng cụt xanh ăn giòn, vị chua chua ngọt ngọt rất ngon miệng.

Măng cụt xanh luôn 'cháy hàng' nhưng nhiều chủ vườn vẫn nhất quyết không bán, vì sao? Ảnh 2
Măng cụt xanh cháy hàng ở nhiều ơi. Ảnh: báo Thanh Niên

Song, hàng nhập về không có nhiều. Có chuyến chị Kiều chỉ gom được 50-60kg, chia ra không đủ trả đơn cho khách. Hôm nay, măng cụt xanh về được hơn 1 tạ cũng bán hết ngay trong buổi sáng, chiều khách hỏi chị đành phải hẹn chuyến hàng ngày hôm sau.

Chị Đoàn Thị Phượng ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, chị bán ruột măng cụt đã vài năm nay. Tuy nhiên, số lượng mỗi lần nhập về không nhiều vì loại quả này rất ít người biết ăn. Khi vào mùa măng cụt (tháng 4 đến tháng 6 hàng năm), mỗi tuần chị chỉ gom đơn nhập được một chuyến khoảng 20-30kg với giá từ 450.000-500.000 đồng/kg.

Măng cụt xanh luôn 'cháy hàng' nhưng nhiều chủ vườn vẫn nhất quyết không bán, vì sao? Ảnh 3
Để gọt được quả măng cụt xanh mất khá nhiều thời gian và công sức. Ảnh: PLO

Năm nay, măng cụt xanh bỗng nhiên thành hàng hot, giá cũng đắt đỏ hơn. Hiện, chị đang bán ruột măng cụt với giá 600.000 đồng/kg, hàng được chia theo túi trọng lượng 0,5kg/túi. Dịp này, mỗi ngày chị nhập về một chuyến với lượng hàng lên tới 40-50kg. Song, ruột măng cụt ngày nào cũng “cháy hàng”.

Song, gọt vỏ măng cụt tốn khá nhiều thời gian. Trong quá trình gọt phải ngâm trong nước liên tục để ruột măng cụt không bị thâm. Chưa kể, phải gọt khoảng 10kg măng cụt mới được 1kg ruột. Thế nên, ruột măng cụt giá vô cùng đắt đỏ, hàng cũng không có nhiều để nhập về mỗi ngày.

Dù được giá nhưng nhiều nhà vườn quyết không bán măng cụt xanh, vì sao?

Dù măng cụt xanh là loại quả luôn "cháy hàng" ở thời điểm hiện tại khiến các tiểu thương và nhà vườn khá phấn khởi. Bên cạnh những nhà vườn quyết định bán măng cụt xanh thì cũng có những nhà vườn nhất định không theo trend "gỏi gà măng cụt xanh. Vậy đâu là lý do mà những nhà vườn này không bán măng cụt xanh, dù giá cao ngất ngưỡng?

Khi được hỏi về "trend măng cụt xanh" đang được nhiều người săn lùng hiện nay, anh Nguyễn Quang Trợ - chủ vườn măng cụt tại ấp Phú Hưng, xã An Sơn, TP Thuận An (Bình Dương) cho biết măng cụt xanh để làm gỏi gà hay ăn sống giá cao hơn măng chín, trái còn vỏ khoảng 80.000 đồng/kg, còn tách vỏ thì dao động từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. Trong khi, măng cụt chín có giá từ 50.000 - 65.000 đồng/kg.

Măng cụt xanh luôn 'cháy hàng' nhưng nhiều chủ vườn vẫn nhất quyết không bán, vì sao? Ảnh 4
Dù măng cụt xanh đang được giá nhưng nhiều chủ vườn ở Bình Dương cương quyết không bán trái măng cụt xanh để đảm bảo cho vụ mùa sau

Tuy nhiên, theo anh Trợ, phía trên trái măng cụt, mỗi năm sẽ ra một cặp lá, cặp lá này năm sau sẽ ra trái mới, khi hái măng cụt còn chưa chín, bắt buộc phải bẻ luôn cặp lá này, không như trái chín nó sẽ tự rơi cuống. Do vậy, mùa vụ sau chắc chắn ít trái hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng cả vườn măng. Do vậy, gia đình anh không bao giờ bán trái xanh.

Không riêng anh Trợ, nhiều nhà vườn ở Bình Dương cũng chung nhận định trên nên cương quyết nói không với bán trái măng cụt xanh.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tổng hợp

Được quan tâm

Tin mới nhất