Gương mặt thương hiệu

Làm cách nào để tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp cao nhất?

Trường Nguyễn
Chia sẻ

Doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu? Làm sao để giúp doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh xuống mức tối thiểu? Tuỳ thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yêu cầu sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện một cách hiệu quả giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả tổng hợp.

1. Tổ chức cơ cấu các loại mặt hàng kinh doanh hợp lý Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có sự ảnh hưởng lớn đến tình trạng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng , tỷ trọng của hàng hoá trong cơ cấu để làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Để đạt được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp nên cân nhắc về việc chọn lựa một cách hợp lý cả về cơ cấu mặt hàng kinh doanh cùng với phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích. Việc lựa chọn, triển khai kế hoạch, xúc tiến marketing nhằm thu hút khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng phát triển tốt hơn.

2. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng

Đề ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đây chính là mục tiêu quan trọng thúc đẩy nhanh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phù hợp cho phép doanh nghiệp tận dụng được tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng lợi nhuận. 

Ngoài ra, doanh nghiệp nên đẩy mạnh các hình thức marketing online, đặc biệt là áp dụng chính sách và kỹ năng Digital Marketing( truyền thông kỹ thuật) tập trung khai thác thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

3. Có chính sách kinh doanh phù hợp

Để doanh thu đạt đến ngưỡng cao nhất doanh nghiệp cần phải lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể. Một số chính sách kinh doanh cần nắm:

- Chính sách sản phẩm: Chất lượng sản phẩm hàng hóa chính là khâu cần được ưu tiên hàng đầu.

- Chính sách giá cả: Xác định giá cả hợp lý để có thể vừa tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.

- Chính sách giao tiếp khuyếch trương: Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại, hay quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhằm truyền tải sản phẩm đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số.

- Chính sách phân phối: Tìm kiếm các nhà phân phối, địa bàn phân bố phù hợp nhằm cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.

4. Phương thức thanh toán nhanh

Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp phải bỏ ra một số lượng lớn vốn để chi trả cho nhiều khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí vì chi phí không hợp lý. Một trong những cách giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận không có nghĩa là cắt giảm những khoản chi phí một cách tuỳ tiện.

Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần vào việc cung cấp đủ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp, tránh được lãng phí trong sử dụng vốn, giảm được chi phí trả lãi vay... Tuy nhiên các khoản chi phí phát sinh rất đa dạng phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy ở mỗi doanh nghiệp và ngành kinh doanh khác nhau sẽ sử dụng những biện pháp nhằm hạ thấp chi phí theo đặc thù của doanh nghiệp.

Chia sẻ

Bài viết

Trường Nguyễn

Tin mới nhất