Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Gương mặt thương hiệu

Ít ai biết rằng tỷ phú đế chế cà phê Starbucks đã có một tuổi thơ rất cơ cực

Khác với nhiều tỷ phú có nền tảng gia đình vững chắc, Howard Schultz lại xuất thân trong một gia đình có tầng lớp thấp trong xã hội.

Bắt đầu kinh doanh cà phê cách đây 30 năm, doanh nhân Howard Schultz đã có được thành tựu đáng mơ ước là chuỗi cửa hàng cà phê mang thương hiệu Starbucks, một trong những chuỗi cà phê lớn nhất hành tinh và mang lại lợi nhuận khổng lồ hàng năm.

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, trước khi trở thành một doanh nhân giàu có và quyền lực, người đàn ông này đã từng có tuổi thơ phải sống trong những toà nhà ẩm thấp, tối tăm trái ngược hoàn toàn với vẻ hào nhoáng của khu nhà giàu Manhattan, New York, Mỹ.

Tuổi thơ nghèo khó

Howard Schultz sinh ngày 19/7/1953, tại Brooklyn, New York. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, vị tỷ phú từng chia sẻ rằng bố mẹ ông đều là những người có thu nhập thấp. Cả nhà phải sinh sống trong một dự án nhà ở xã hội đã xuống cấp và việc này khiến ông nhận thức được rõ ràng về thứ gọi là sự chênh lệch giàu nghèo trên thế giới.

Vào năm Schultz lên bảy tuổi, sóng gió lại một lần nữa ập đến với gia đình ông khi người cha của ông không may gặp nạn khiến mắt cá chân bị gãy trong lúc làm tài xế xe tải. Thời điểm đó, cha ông không có bảo hiểm y tế và cũng không nhận được bất kỳ số tiền bồi thường nào. Cũng chính vì thế, thu nhập của gia đình đã ít còn trở nên ít ỏi hơn. Việc này cũng khiến cho Howard phải tìm mọi cách để có cơ hội đi học.

Nắm bắt từ những điều nhỏ nhất

Dù tình cảnh gia đình khó khăn nhưng Schultz cho thấy ông là người rất biết tận dụng những cơ hội dù chỉ là nhỏ nhất. Nhận thấy khả năng về thể thao của mình là tấm vé duy nhất giúp anh có cơ hội được đi học, Howard Schultz đã tìm ra được "lối thoát" của mình.

Ít ai biết rằng tỷ phú đế chế cà phê Starbucks đã có một tuổi thơ rất cơ cực Ảnh 1

Khi còn học trung học, Howard đã xuất sắc giành được một học bổng bóng đá tại Đại học Bắc Michigan và giúp bản thân mình có thể hoàn thành việc học đại học như mong muốn. Tuy nhiên, sau khi vào đại học, ông đã quyết định buông bỏ sự nghiệp bóng đá để hướng tới mục tiêu lớn lao hơn.

Để trả tiền học, chàng sinh viên chuyên ngành truyền thông đã vay nợ và tranh thủ kiếm tiền bằng nhiều công việc khác nhau, bao gồm làm bồi bàn và bartender.

Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1975, ông làm một vài công việc và trau dồi kinh nghiệm. Tuy nhiên, phải đến khi chuyển đến làm việc tại Hammarplast, một công ty sản xuất đồ gia dụng thuộc sở hữu của tập đoàn Perstorp Thụy Điển, Howard mới thực sự thăng tiến.

Mang thương hiệu Starbucks lên tầm cao mới

Tại Hammarplast, lần đầu tiên ông được làm quen với Starbucks. Vào thời điểm đó, thương hiệu này đã kinh doanh được 4 năm bởi Giáo sư Anh ngữ Baldwin, Giáo sư lịch sử Zev Siegl và nhà văn Gordon Bowker sáng lập ngày 30/3/1971 tại Seattle, với sự tài trợ của ông chủ kinh doanh cà phê Alfred Peet và đã có một vài cửa hàng tại Seattle.

Quá ấn tượng bởi niềm đam mê của đối tác và sự dũng cảm của họ trong việc chọn bán một sản phẩm mà chỉ có thể hấp dẫn một nhóm bộ phận nhỏ khách hàng thích cà phê và sành ăn, Schultz đã quyết định tìm hiểu về doanh nghiệp này. Chỉ sau một năm, ông đã chính thức được đảm nhận chức vụ giám đốc phụ trách bán lẻ và tiếp thị cho Starbucks.

Ít ai biết rằng tỷ phú đế chế cà phê Starbucks đã có một tuổi thơ rất cơ cực Ảnh 2

Sau thời gian có kinh nghiệm cũng như có mạng lưới khách hàng rộng rãi cùng mạng lưới tài chính ổn định, năm 1986 Schultz đã tách ra mở quán cà phê riêng của mình và chỉ một năm sau, năm 1987, Schultz mua lại toàn bộ Công ty cà phê Starbucks và đưa công ty lên sàn giao dịch tại Thị trường chứng khoán New York vào năm 1992.

Kể từ thời điểm đó, cái tên Starbucks bắt đầu nổi tiếng khắp nước Mỹ và Canada. Cũng trong khoảng thời gian này, Starbucks liên tục vươn ra thị trường quốc tế và có vô số chi nhánh. Tính tới thời điểm hiện tại, thương hiệu cà phê có biểu tượng "nàng tiên cá" này đã có tới 23,000 cửa hàng trên 64 quốc gia.

Chẳng những kinh doanh cà phê, thương hiệu của ông còn mở rộng thêm nhiều hạng mục khác như cà phê uống, cà phê hạt, cà phê chế biến, cà phê gói... bán cà phê các đồ điểm tâm buổi sáng hay bán các vật phẩm như cốc, bình nước, túi đựng có thương hiệu Starbucks để phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Như Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất