Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Giải trí & TV Show

Từ chuyện 'tháo sụn mũi' của Hoa hậu Đại dương 2017: Chuẩn mực nào cho vẻ đẹp tự nhiên?

Cứ mỗi mùa thi nhan sắc đi qua, dư luận lại "dậy sóng" vì những ồn ào xoay quanh tân hoa hậu, đặc biệt là câu chuyện phẫu thuật thẩm mỹ. Từ scandal "tháo sụn mũi" của Hoa hậu Đại dương 2017 Lê Âu Ngân Anh, công chúng hoang mang trước câu hỏi: Đâu là chuẩn mực của "vẻ đẹp tự nhiên"?

Đánh tráo khái niệm hay cố tình sai phạm? 

Lê Âu Ngân Anh đăng quang Hoa hậu Đại dương 2017 trong làn sóng phản đối, khi nhan sắc của cô gái từng thừa nhận đã phẫu thuật thẩm mỹ không thể thuyết phục được dư luận. Mắt ti hí, mũi “hỏng” và đôi môi dày “choáng ngợp” hết khuôn mặt khiến người xem không thể… tự dối lòng, rằng: đây là tân Hoa hậu.

Dù ở góc chụp nghiêng…

… hay chụp trực diện

Khuôn mặt có phần cứng đờ và thiếu tự nhiên của Ngân Anh vẫn không thể “cứu vãn”, nếu thiếu sự can thiệp của photoshop.

Và làn sóng “phẫn nộ” dâng đỉnh điểm khi chính Ngân Anh thừa nhận: “Em công nhận là lúc trước em có quảng cáo cho một thẩm mỹ viện nhưng em đã rút mũi ra rồi vì em biết pháp luật của Việt Nam khi đi thi hoa hậu không được phép phẫu thuật thẩm mỹ. Ngoài ra, trong quá trình diễn ra cuộc thi, vì đã rút mũi ra nhưng vẫn để lại sẹo nên một số bạn đã tố lên BTC và em đã chụp phim X-quang, BTC đã xét duyệt và chấp thuận.”

Vậy sự chấp thuận này là vì đâu khi trong thể lệ cuộc thi có ghi rõ dòng chữ: “Chưa trải qua phẫu thuật thẩm mỹ“?

Những quy định “trước sau đối lập” như thế có tạo nên tiền lệ xấu cho những mùa thi năm sau, khi các thí sinh cứ vô tình “đập mặt xây lại” rồi đến khi thi thì vô tư “tháo ra” thì kết quả cuối cùng vẫn được công nhận, những điều trong thể lệ cũng chỉ nên là… viết cho hợp-thức-hóa thôi?

Hơn nữa, đây không phải lần đầu tiên xảy ra lùm xùm liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ trong các cuộc thi nhan sắc. Đình đám hơn còn có Hoa hậu Việt Nam 2016 với “sự cố” mang tên Nguyễn Thị Thành - khi thí sinh này đã có “cuộc chiến” ầm ĩ với ban tổ chức để tranh cãi về hàm răng mà cô cho rằng được làm lại vì lý do sức khỏe, chứ không phải phẫu thuật thẩm mỹ như ban tổ chức “buộc tội”.

Nguyễn Thị Thành từng bị loại khỏi chung kết Hoa hậu Việt Nam 2016 vì…răng sứ.

Hoặc sự kiện người đẹp Thùy Linh bị tước vương miện Người đẹp Áo dài và cũng chính thức bị loại ra khỏi vòng chung kết Hoa hậu Thế giới người Việt năm 2010 vì thừa nhận sửa mũi cũng từng gây chấn động dư luận.

Người đẹp Thuỳ Linh bị tước danh hiệu Miss Áo dài - Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010 vì sửa mũi.

Nhìn những ồn ào liên tiếp diễn ra với cùng một lý do như thế, người ta hoài nghi: liệu những người liên quan đang đánh tráo các khái niệm với nhau để “tung hỏa mù” dư luận hay họ biết nhưng cố tình vi phạm?

Thậm chí, công chúng còn hoang mang: Những thị phi quanh chữ “phẫu thuật thẩm mỹ” có dần trở thành “đặc sản” sau mỗi mùa thi nhan sắc đi qua?

Chưa rõ thực hư, nhưng sự thật rõ ràng nhất: khán giả mất lòng tin vào những cuộc thi nhan sắc, vốn đã không quý hiếm như xưa, nay lại còn đầy rẫy “chiêu trò”, thị phi!

Đã đến lúc cần một quy định thống nhất! 

Hoa hậu Đại dương 2017 với kết quả chung cuộc không thuyết phục dư luận, dấy lên nghi án “mua giải” và những hệ lụy liên quan khác, chỉ là sự kiện “thêm dầu vào lửa”, thổi bùng sự “giận dữ” của công chúng, đặc biệt là những khán giả hâm mộ các đường đua nhan sắc.

Khoảnh khắc đăng quang của Hoa hậu Đại dương 2017 Lê Âu Ngân Anh.

Họ cảm thấy “bị phản bội” bởi cách ban tổ chức liên tục vi phạm chính những điều mà ban tổ chức tự ban hành, thể hiện rõ ràng trong từng dòng thể lệ cuộc thi.

Không ít khán giả khắt khe trong việc đánh giá nhan sắc của một hoa hậu: họ yêu cầu cao ở vẻ đẹp “tự nhiên 100%”, chưa từng qua phẫu thuật thẩm mỹ và “lên án” gay gắt bất kỳ nhan sắc nào “lệch pha” khỏi những chuẩn mực, mong chờ của họ.

Dẫu vậy, tìm hoa hậu như “đãi cát tìm vàng”, trừ Đặng Thu Thảo và Phạm Hương là hai hoa hậu được lòng công chúng, khán giả đã chứng kiến nhiều lần lên ngôi khác của các nhan sắc tự nhiên nhưng không-đủ-tỏa-sáng, họ bắt đầu… bớt khắt khe hơn.

Nếu các cuộc thi công bố ngay từ đầu chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ hoặc ban hành rõ ràng những tiêu chí “đụng dao kéo” nào được cho phép, thì có lẽ dư luận sẽ không “nổi giận”, hoặc ít nhất, không… có cớ để “bắt bẻ” ban tổ chức!

Sự không rõ ràng giữa quy định và kết quả chung cuộc thể hiện sự thiếu tôn trọng khán giả và vì thế, không thể yêu cầu sự yêu thích và ưu ái của khán giả như đã từng dành cho các cuộc thi nhan sắc, không thể ngăn làn sóng phản đối, chỉ trích của họ đối với kết quả chung cuộc nếu những cái tên cuối cùng… không vừa lòng họ.

Kết

Mỗi mùa nhan sắc đi qua đều để lại nhiều dư âm, bên cạnh hào quang rực rỡ, vẫn còn đó những lùm xùm không đáng có. Đã đến lúc, ban tổ chức cần xây dựng những hệ thống quy chuẩn rõ ràng về phẫu thuật thẩm mỹ hoặc ít nhất, công bốn rành mạch những tiêu chí “dao kéo” được cho phép, để hạn chế những ồn ào và mang đến kết quả trọn vẹn nhất cho cuộc thi.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Ái Kỳ

Được quan tâm

Tin mới nhất