Song song với việc lựa chọn trang phục dân tộc để lên đường thi đấu thì công đoạn đo ni đóng giày ướm lên mình những bộ trang phục dạ hội để thật sự thăng hoa trên sân khấu cũng khiến người đẹp Việt đau đầu không kém.
Thực tế, nếu như trang phục dân tộc là linh hồn văn hóa, truyền thống của một quốc gia thì trang phục dạ hội ngoài việc tôn lên vẻ đẹp quý phái, lộng lẫy trên sân khấu nó còn thể hiện tính tư duy thẩm mỹ về nền công nghiệp thời trang của một nước.
Thế nào là một bộ trang phục dạ hội đẹp? Đầu tiên nó phải là một thiết kế phù hợp với vóc dáng người mặc và tôn lên được vẻ đẹp kiêu sa hút hồn, thêm vào đó là bộ váy với thiết kế thượng lưu hợp xu thế trong việc xử lý chất liệu cùng phom dáng váy hơn hết vẫn là độ bắt sáng “bá cháy” trên sân khấu. Tất cả điều đó giúp cho chủ nhân cảm thấy tự tin để sải những bước đi uyển chuyển nhất.
Cứ mỗi lần xúng xính lên đường chinh chiến, sát ngày tử thần đại diện Việt Nam sẽ công bố cho truyền thông báo chí hình ảnh đi thử áo, chọn yếm của các NTK trong nước. Một là việc quá gấp gáp không đủ thời gian phá cách sáng tạo ý tưởng hoặc là không muốn làm mới mình nên “oái ăm” thay rất nhiều lần người đẹp Việt mượn lại dáng váy hoặc bê nguyên xi đầm của đàn chị đi trước chỉ thay đổi mỗi màu sắc.
Vẫn là bộ váy đính kết cầu kì mang dáng dấp đặc thù Joli Poli. Công bằng mà nói NTK trẻ Anh Thư rất thành công trong việc định hình phong cách là thiết kế giành cho áo cưới. Vẫn là phần trễ vai, bó sát người nhằm tôn vòng 3 người mặc. Hầu hết các thiết kế đều tạo điểm nhấn ở vùng eo nhằm khai thác triệt để “vòng eo con kiến” của các người đẹp. Ngoài ra, họa tiết với những đường hoa văn đặc trưng không thể lẫn lộn.
Trước đó, Bùi Phương Nga cũng có duyên khi đêm chung kết HHVN 2018, cô cũng mang một thiết kết của thương hiệu Joli Poli. Không chỉ thế, việc trùng kiểu dáng từ phom váy cho tới phần đính kết trông na ná nhau khi khiến giả không khỏi băn khăn khi cho rằng họ đã từng nhìn thấy những bộ váy đó ở các cuộc thi trong nước. Và đêm chung kết HHVN 2018, khán giả chứng minh rằng họ đã đúng.
Cũng mạnh dạn chọn chiếc đầm vạt tà dài bất chấp trước đó Nam Em, Hà Thu, Diệu Ngọc, Á hậu Thùy Dung cũng bị cho là mượn nhầm đầm.
Không chỉ là tại các cuộc thi lớn, không ít cuộc thi có quy mô vừa và nhỏ hơn vẫn thấy bóng dáng của váy quen đường cũ, thậm chí đa số khán giả còn cảm thấy nhàm khi công bố trang phục da hội của Việt Nam khi đi thi.