Sinh ra và lớn lên ở một trấn nhỏ của tỉnh Thái Bình, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà Trung đã phải tiếc nuối tạm ngưng lại việc học của mình. Sau một khoảng thời gian dài bôn ba đủ nghề để kiếm sống, Trung may mắn bén duyên với việc chụp ảnh, cũng từ đó mà anh nhận ra bản thân mình rất có năng khiếu về nghệ thuật và gu thẩm mỹ tốt. Cùng với niềm đam mê đó Trung quyết định thuyết phục bố mẹ cho anh được theo học nghề, bắt đầu chỉ với một chiếc máy ảnh cũ rẻ tiền, Trung phát triển sự nghiệp nhiếp ảnh của mình từ đó.
Trung kể “bố mẹ rất thương mình, hoàn cảnh gia đình đang khó khăn như thế mà mình lại muốn có tiền để đi học nghề, bố mẹ thương con nên cũng đã ủng hộ Trung, mẹ Trung bảo con muốn làm gì cũng được, miễn sống tốt công việc tử tế có ích là được nghe con”. Nghỉ học, cậu thanh niên tuổi chỉ gần đôi mươi bắt đầu lên Hà Nội để tìm nơi học nghề chụp ảnh cưới, nhưng lúc đó trong túi chỉ có chưa tới 10 triệu để đóng tiền học phí, nên Trung đã cố gắng làm thêm đủ nghề để có thể trụ lại được thủ đô cũng như là duy trì việc học tập. Chia sẻ thêm về tình yêu với nghệ thuật nhiếp ảnh của mình khi chỉ mới là một học sinh lớp 8, Trung nói “nghỉ hè của năm học lớp 8, mình có theo một người anh họ lên Hà Nội đi phụ hồ kiếm thêm tiền, lúc đó mình thấy xung quanh Hồ Gươm có rất nhiều người chụp ảnh cưới, có cô dâu, chú rể và đặc biệt là các anh nhiếp ảnh gia nhìn rất ngầu, mình ấn tượng với các hình ảnh đó và cũng từ đợt đó, mình đã nung nấu nhũng ý định đầu tiên về con đường nghệ thuật nhiếp ảnh này”. Trung nói tiếp “nhớ lại cái quãng thời gian mà mình mới bước những bước đi đầu tiên với nghề chụp, thời điểm đó là tầm năm 2019, đối với Trung là vô vàn khó khăn và vất vả”.
Trung kể thêm, ban ngày thì anh đi học nghề, còn buổi chiều tối thì anh đi làm thêm đủ các công việc ngoài giờ để có tiền trang trải cuộc sống và còn để theo đuổi đam mê nữa. “Tất cả những gì làm được để ra tiền thì thằng nhóc này lúc đó đều làm hết, như phụ hồ, bưng bê, lắp đặt điện lạnh, làm biển quảng cáo,... này kia là không ngại ngần gì hết” - Trung bộc bạch chia sẽ. Từ một cậu bé nhà quê, một mình khăn gói lên thủ đô, “tay trắng” đúng nghĩa, không công việc, không bằng cấp, không có người thân ở bên cạnh, không có bạn bè động viên, và không một người quen nào, chỉ có duy nhất một ước mơ là phải làm sao để có được một cái máy ảnh chuyên nghiệp để đi học nghề. Trung đã phải nỗ lực rất rất nhiều để từng bước chạm được vào giấc mơ thuở bé của mình.
Fouder Nguyễn Đình Trung nghẹn ngào chia sẽ lại quá trình anh mua được chiếc máy ảnh đầu tiên như thế nào: “thực sự là những ngày đó quá khó khăn đi, thời điểm của những năm 2009 lương đi phụ hồ, hay bưng bê thì làm quần quật cả tháng cũng chỉ được khoảng 1 triệu 8 thôi, mà ngày đó thì một bộ máy ảnh chuyên nghiệp cũng phải cỡ 36 triệu, tức là nó gấp 20 lần so với thu nhập của mình khi ấy, mà lương làm ra còn phải sinh sống nữa chứ, nên mỗi tháng chắt chiu lắm thì cũng chỉ để ra được chừng 500 ngàn, nên trong những năm đó, mình dành dụm từng chút một, rồi vay mượn thêm gia đình, người thân ở quê mới có thể mua được. Cái ngày mà mình mua được máy rồi, mình mừng phát khóc, mình nhớ suốt cả một tuần đầu khi mới mua máy về, đi ngủ mình cũng ôm cái máy ngủ mà, thậm chí có hôm nửa đêm tỉnh giấc mình lôi máy ra ngồi mò mẫm, tìm hiểu các chức năng của máy nữa, tại vui quá đầu ngủ được”.
Công việc ở thủ đô Hà Nội đang trên đà thuận lợi thì tới năm 2017, Trung quyết định nam tiến để lập nghiệp. Chia sẻ về quyết định này Trung cho hay “lúc đó mình thấy giới nhiếp ảnh ở Sài Gòn chụp đẹp lắm, rất có đầu tư nữa, xu hướng đều đi trước miền bắc nhiều, nên mình quyết định nam tiến để học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân”. Sau một hành trình dài không ngừng học hỏi và nỗ lực, thời gian gần đây CEO Nguyễn Đình Trung lại được nhiều người ngưỡng mộ khi anh trở thành nhà sáng lập của học viện Fairy. Trung chia sẻ “lựa chọn Fairy để đặt tên cho học viện là mình lấy cảm hứng từ một bộ Amine nổi tiếng tên là Fairy Tail ấy, quyết định lấy cái tên này là vì mình muốn tất cả học viên của Fairy đều yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trọng mọi việc như một gia đình lớn để cùng nhau chạm tới thành công, ước mơ”.
Để nói về thành công của bản thân, Nguyễn Đình Trung cho biết mình chỉ đang cố gắng mỗi ngày để chạm đến mục tiêu cao hơn là trao lại giá trị về kiến thức và truyền cảm hứng đến nhiều bạn trẻ không lựa chọn học lên cao. "Quá trình học tập không bằng cấp" cam go và trả giá nhiều hơn, thách thức nhiều hơn với nhiều trải nghiệm thực tế, mình muốn qua câu chuyện của mình, đem đến cho các bạn trẻ có một cái nhìn đa chiều khác về việc hướng nghiệp, có niềm tin hơn vào chính bản thân mình và không ngừng nỗ lực. Sự học nào cũng phải tốt nghiệp, trường học với nhiều kiến thức, trường đời với nhiều trải nghiệm. Chia sẻ về dự định đặc biệt của bản thân và Fairy Academy trong tương lai, CEO Đình Trung cho hay “mình sẽ cố gắng hết sức để tạo ra một tập thể vững mạnh, tạo ra càng nhiều công việc cho học viên của mình càng tốt, và Fairy Academy cũng sẽ dùng một phần lợi nhuận kiếm được để ủng hộ cho công tác thiện nguyện giúp đỡ các em học sinh có chung một niềm đam mê về nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng vì hoàn cảnh khó khăn phải tạm gác lại giấc mơ của mình, mở ra các lớp dạy nghề nhiếp ảnh miễn phí cho các em là mục tiêu cao cả mà Fairy Academy đang hướng đến từng ngày trong tương lai. Để làm được điều này Fairy cần rất nhiều nhân tài có cùng chung niềm đam mê và chí hướng cao cả.