Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Giải trí & TV Show

'Gameshow hài đang giật văn hóa người dân đi xuống'

“Gameshow bùng nổ với tỉ lệ người xem rất cao khiến chúng ta ngộ nhận mặt bằng văn hóa là người dân thích tiếp nhận những điều đó”.

Đó là trăn trở của NSND Hồng Vân, Giám đốc sân khấu Kịch Phú Nhuận, tại hội thảo nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa góp phần xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình do HĐND và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức sáng 17-3. 

Nghệ sĩ Hồng Vân bày tỏ: Bây giờ trên mạng, truyền hình, gameshow bùng nổ với tỉ lệ người xem rất cao khiến chúng ta ngộ nhận mặt bằng văn hóa là người dân thích tiếp nhận những điều đó.

“Gameshow, nhất là những gameshow hài đang giật văn hóa, giật thẩm mỹ xuống đến mức lệch lạc, lệch hướng khiến chúng tôi là người vừa quản lý vừa trực tiếp tham gia những gameshow đó cũng bị mất định hướng”- nghệ sĩ Hồng Vân nhận định.

Nghệ sĩ Hồng Vân so sánh lấy 100 triệu đồng của chương trình Thách thức danh hài quá dễ, chỉ cần lên “chọc lét” Trấn Thành trong khi những gameshow đầu tiên trên truyền hình như Chiếc nón kỳ diệu, Đường lên đỉnh Olympia thì để lấy 10 triệu đồng phải vắt óc.

NSND Hồng Vân cho rằng Nhà nước cần có định hướng và giao việc cho các văn nghệ sĩ.

NSND Hồng Vân cho rằng Nhà nước cần có định hướng và giao việc cho các văn nghệ sĩ.

Nhận định hiện TP đang thiếu định hướng cho các hoạt động nâng cao văn hóa, hiểu biết về nghệ thuật cho người dân, nghệ sĩ Hồng Vân dẫn chứng việc TP xây nhiều công trình biểu diễn nghệ thuật vĩ mô nhưng ít người xem vì không có đối tượng thụ hưởng văn hóa.

Chị cho rằng để có thế hệ kế thừa, thụ hưởng văn hóa chất lượng phải bắt đầu từ việc xây dựng, thiết kế đối tượng thụ hưởng từ bậc tiểu học. Bên cạnh đó, cần có hỗ trợ, định hướng, giao trách nhiệm cho văn nghệ sĩ để họ cảm thấy mình được cống hiến, làm việc có ích cho xã hội.

Nghệ sĩ Hồng Vân cho biết 80% văn nghệ sĩ của TP là những người không trực thuộc bất cứ cơ quan nhà nước, ban ngành nào. Hiện hầu hết văn nghệ sĩ đều khá bàng quan với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội vì họ cảm giác họ không được thừa nhận, không biết trách nhiệm đối với TP, người dân là gì và quyền lợi của họ đối với TP là gì.

“Chúng ta đang đứng trước vấn nạn xã hội là có kiến thức đó nhưng tâm hồn thì khô cằn. Nếu có mô hình giáo dục các loại hình nghệ thuật chính thống hay đẳng cấp tại trường thì 10 năm sau, 20 năm sau mới có đối tượng thụ hưởng nhà hát giao hưởng” - chị chia sẻ.

Ngay cả sân khấu kịch hiện TP.HCM có khoảng 10 sân khấu nhưng theo nghệ sĩ Hồng Vân đều thiếu định hướng. Chị cho rằng mỗi sân khấu có thế mạnh riêng về chính kịch, chính luận, văn học, thiếu nhi… nên chăng giao việc cho họ tỏa đến các trường từ tiểu học đến THPT để biểu diễn.

Trước đó, sân khấu Kịch Phú Nhuận được sự đồng ý của Sở Văn hóa và Thể thao đã có 40 suất biểu diễn về an toàn giao thông và chương trình cộng đồng ở trường học mang lại hiệu quả lớn. Những điều đó tưởng chỉ là giải trí bình thường nhưng có tác động quan trọng đến nhận thức của các em học sinh.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất