Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia?

Món bánh tét trên trang phục dân tộc của Á hậu Kim Duyên bị tố “đạo nhái” món ăn Campuchia.

Sau bao ngày chờ đợi, vừa qua, Á hậu Kim Duyên đã khiến các fan sắc đẹp không khỏi thích thú khi tiết lộ mẫu thiết kế của trang phục dân tộc mà cô sẽ mang đi dự thi tại Miss Universe 2021. Bộ trang phục này có tên gọi "Ai Tét Hônggg?". 

Đây là một thiết kế lấy cảm hứng về một loại bánh đặc sản của Miền Tây nói chung và của quê hương Cần Thơ nơi Á hậu Kim Duyên sinh ra lớn lên nói riêng. Loại bánh này thường được dùng trong dịp Tết, tên hay gọi là "Bánh tét lá cẩm". 

Xem thêm: Quá ấn tượng: Kim Duyên mang bánh tét đặc sản Miền Tây đến với Miss Universe 2021

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia? Ảnh 1
Thiết kế trang phục dân tộc lấy cảm hứng từ món bánh tét của Kim Duyên được kỳ vọng sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ với bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, ngay sau khi bản vẽ được tung ra, bên cạnh những lời khen ngợi cho sự độc đáo và ấn tượng thì trang phục dân tộc của Kim Duyên đã bị một số khán giả Campuchia ùa vào bình luận, cho rằng... món bánh trong bộ trang phục này "đạo nhái" món bánh num ansom (bánh nếp) - một món bánh truyền thống của nước họ. 

Dù sau đó, người hâm mộ và cư dân mạng Việt Nam đã đưa ra lời giải thích và nói rõ về nguồn gốc bánh tét nhưng các fan Campuchia vẫn không chịu buông tha và một mực khẳng định bánh tét trong bộ trang phục chính là bánh num ansom.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia? Ảnh 2
Món bánh tét lá cẩm - đặc sản miền Tây bị cho là "đạo nhái" món bánh num ansom của người Campuchia.

Được biết, nguồn gốc của bánh tét lá cẩm xuất phát từ gia đình bà Huỳnh Thị Trọng (hay còn gọi thân mật là bà Sáu Trọng) từ những năm 60 của thế kỷ trước. Về sau lan truyền khắp vùng Cần Thơ, rồi tiếp tục lan khắp Miền Tây.

Cụ thể, khi còn tuổi đôi mươi, bà Huỳnh Thị Trọng theo nghiệp gia đình tiếp tục gắn bó nghề làm bánh.

 Do chưa hài lòng với cách làm bánh truyền thống nên bà học hỏi được từ người chồng chuyên nghề làm bánh Tây, trong một lần tình cờ, đã dùng nước lá cẩm để pha nếp thay thế màu xanh quen thuộc của loại bánh này. Thế là bánh tét lá cẩm ra đời.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia? Ảnh 3
Gia đình bà Huỳnh Thị Trọng, người cho ra đời món bánh tét lá cẩm nổi tiếng khắp miền Tây.

Thành phần chính cho một chiếc bánh thường là nếp ngon không được lẫn gạo, lá cẩm tươi rửa sạch, đậu xanh, thịt mỡ, chuối (để làm bánh tét chuối), trứng muối, lá chuối để gói bánh. 

Nếp ngon phải là nếp trắng loại một, ngâm qua 6 tiếng sau đó để ráo, trộn với nước lá cẩm rồi xào lên để màu của lá cẩm ngấm đều trong từng hạt nếp. 

Trứng muối ngon phải là trứng sạch được lựa chọn và đặt mua từ đầu mối ở Đồng Tháp hay các tỉnh miền Tây.

Bánh được gói trong lá chuối tươi, sau khi gói xong thì luộc 4-5 tiếng trong nồi gang có lót một lớp lá chuối dưới đáy nồi.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia? Ảnh 4
Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch có chút thịt chín trong và trứng muối vàng ươm…sự hài hòa màu sắc làm tăng độ hấp dẫn của bánh. 

Để có miếng bánh ngon, khi gói bánh phải thật khéo tay, không nên siết chặt dây, nhưng cũng không buộc quá lỏng.Bánh tét lá cẩm khi cắt ra bày lên dĩa là một "bảng màu" hấp dẫn: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu

Bánh tét lá cẩm về cơ bản được chia thành 4 loại tùy vào nhân: nhân thịt muối thập cẩm, nhân mỡ, bánh chay nhân chuối hoặc đậu xanh.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia? Ảnh 5
Từng miếng nếp thơm, béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi…khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của nó.

Còn về món bánh nếp num ansom của Campuchia, giống bánh tét ở Việt Nam, đây cũng là món bánh được chuộng trong dịp Tết của người Khmer. 

Ngoài ra, chúng còn có những điểm khá tương đồng khác như: cũng có vỏ là lá chuối, cuộn gạo nếp ngâm bên trong, nhân có chuối, dừa, đậu đỏ, mít… và thịt lợn (cho phiên bản mặn).

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia? Ảnh 6
Bánh num ansom của Campuchia.

Tuy nhiên điểm khác nhau giữa bánh tét và num ansom là món bánh của người Campuchia được gói thành những đòn nhỏ hơn, không tròn như bánh tét, đặc biệt chúng cũng không nhuộm màu gạo thành màu tím như bán tét lá cẩm, phần nhân bên trong bánh cũng có sự khác biệt.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia? Ảnh 7
Tuy cũng là hình tròn, đều được nấu bằng nếp, nhưng về màu sắc lẫn hình dáng thì món num ansom của Campuchia khác hoàn toàn với bánh tét lá cẩm.
Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị tố 'đạo nhái' món ăn Campuchia? Ảnh 8
Trông món bánh bánh num ansom này không khác gì món bánh tét thường.

Xem thêm: Loại rau đắt đỏ nhưng bổ dưỡng thường xuyên có mặt trên bàn ăn nhà Lan Khuê, Tăng Thanh Hà

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Gia Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất