Trái bần là một trong những loại trái cây không quá xa lạ với người dân miền Tây Nam Bộ. Thậm chí còn có câu ca dao gắn liền với chúng đó là: “Muốn ăn mắm sặc bần chua. Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm”.
Tuy nhiên, ngày nay khi nhắc đến miền Tây sông nước, người ta thường nhớ đến bông sen. bông s.úng, bông điên điển nhưng quên mất rằng, trái bần cũng là một đặc sản quý giá mà thiên nhiên đã dành tặng cho vùng đất này.
Xem thêm: Việt Nam có 5 đặc sản ẩm thực được 2 tổ chức thế giới xác lập kỷ lục
Ở Việt Nam, cây bần thường mọc ven bờ biển hay vùng cửa sông Nghệ An, Hải Phòng và Hà Tĩnh. Ở miền Nam, chỉ cần về miền Tây ngày trước là có thể thấy cây bần mọc dày ven sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhờ bộ rễ có khả năng chịu ngập và tái sinh chồi mạnh, cây bần dễ được tìm thấy ở những rừng ngập mặn nhiệt đới, nơi có nhiều bãi bồi, bãi bùn. Nhờ đó, chúng có khả năng chống mặn và giảm sạt lở.
Đặc biệt, cây bần còn gắn liền với cái tên Thuỷ Liễu đầy thơ mộng bởi một giai thoại liên quan đến vua Gia Long trong những ngày gian khó. T
heo đó, khi vua Gia Long gặp nạn gần sông Tiền trận Rạch Gầm - Xoài Mút và lưu lạc đến miền Tây Nam Bộ, sống nương nhờ vào sự giúp đỡ che chở của người dân, ông được thưởng thức món canh chua trái bần. Về sau, dù đã hồi cung nhưng vua Gia Long vẫn không thể quên hương vị ấy.
Từ lâu trái bần đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân miền Tây qua những món ăn bình dị nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.
Xem thêm: Những loại rau mùi vị cực khó nuốt nhưng lại rất bổ dưỡng