Hết những năm tháng cuộc đời, mẹ luôn hy sinh thầm lặng, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn.
Dù có đi đến phương trời nào đi chăng nữa thì mẹ vẫn là người âm thầm theo dõi từng bước chân của con trên đường đời. Nhất là những người mẹ gầy lam lũ, dãi nắng dầm mưa với công việc nặng nhọc, với gánh hàng rong lang thang khắp cùng nuôi con nên người. Con đã lớn khôn, mẹ đã già đi. Và mỗi mùa đông về, gió lạnh lắm, mẹ lặng lẽ ngồi chờ con nơi xa, chở mong cả một đường đời tươi sáng đến với con.
Nơi lạnh lẽo ấy là cả sự cô đơn cùng những giọt nước mắt, mẹ vui khi được nghe giọng con mỗi đêm, nhưng mẹ vẫn thao thức trong từng giọt nước mắt đợi ngày con về. Và bản thân chúng ta, những ai có mẹ, được đỡ đần trong vòng tay của mẹ, xin hãy trân trọng bởi cha mẹ là món quà vô giá và duy nhất của mỗi người con. Và những hình ảnh về các bà mẹ tảo tần sau càng tô điểm thêm cho vị thế của họ trong lòng những người con.
Người mẹ trong bức ảnh đã nhường chiếc áo mưa duy nhất của mình cho đứa con bé bỏng ngồi sau. (Ảnh: Quang Linh).
Gánh con gánh cả cuộc đời.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
“Mẹ điên” Lê Thị Mùi và đứa con nhỏ bên bãi sông Hồng.
“Tần tảo sớm hôm… mẹ nuôi con khôn lớn” - bức ảnh như cả một bầu trời yêu thương của người mẹ dành cho con. (Ảnh: G.T.G)
Mẹ Phan Thị Yến, đã gần bước sang tuổi 90, mù cả hai mắt nhưng vẫn chịu đựng những ngày tháng cuối đời, dãi nắng dầm mưa bán hàng chỉ để kiếm tiền nuôi những đứa con tật nguyền.
Xúc động cảnh tượng người mẹ ôm con chạy lũ.
Mẹ luôn dành cho con chỗ ngồi tốt nhất (hai mẹ con đi mua ve chai trên đường Tôn Thất Thiệp, Q.1)
Bức ảnh với tựa đề “Dìu dắt”. (Ảnh: Quang Vũ)
Người mẹ Ấn Độ cực khổ vác từng viên gạch nuôi con khôn lớn.
Gánh mía trên vai cùng nét mặt buồn của người mẹ trong ngày đông Hà Nội.
Nét Việt Nam - Hành trình Gen Z về làng đánh dấu một nỗ lực của thế hệ trẻ trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.