Sao & Đời Sống

Nhà văn Bỉnh Khôi khuyên giới trẻ đừng quá lo lắng khi lỡ chọn sai trường

T.H
Chia sẻ

Ở tuổi đời còn rất trẻ, nhà văn Bỉnh Khôi (Khôi Phạm) cho biết một trong những nguyên nhân giúp mình thành công chính là việc làm việc trái ngành.

Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Ngữ văn năm 24 tuổi, là cựu sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM, sở hữu công ty quảng cáo riêng chuyên hỗ trợ tư vấn truyền thông cho nhiều nhãn hàng nổi tiếng trong nước. Lại là tác giả của tập truyện “Những chuyến tàu mùa hè” vừa được tái bản cuối năm 2020 với hơn 500 quyển được xuất sang Nhật Bản, gặt hái được rất nhiều thành công ở tuổi đời còn rất trẻ, tác giả Bỉnh Khôi chia sẻ: “Tất cả đến từ việc làm trái ngành”. 

Nhà văn Bỉnh Khôi khuyên giới trẻ đừng quá lo lắng khi lỡ chọn sai trường Ảnh 1
Nhà văn Khôi Phạm, tác giả quyển sách “Những chuyến tàu mùa hè” 

Chào Bỉnh Khôi, bạn có thể nói rõ hơn bạn đã học ngành gì và lí do đến với công việc hiện tại không? 

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ Văn tại trường Đại học Sư Phạm TPHCM. Năm đó khi vừa học xong tôi cũng dự định sẽ đi dạy nhưng thời điểm ấy vài người bạn bảo với tôi rằng muốn vào được biên chế phải mất một số tiền. Vì nhà quá nghèo nên tôi đã bảo với bố mẹ mình không đi dạy nữa, rồi quyết định xin vào làm việc tại một hãng phim truyền hình Việt. 

Cơ duyên nào đã đưa một đứa ngoại bang như bạn vào làm việc tại một hãng phim truyền hình? 

Tôi rải nhiều hồ sơ lắm, tôi nghĩ lạc quan trong tâm thế của một bạn sinh viên mới ra trường rằng trong 100 nơi mà mình nộp chẳng lẽ không ai gọi mình hay sao. Nhưng cuối cùng đúng là không có công ty truyền thông nào gọi tôi phỏng vấn cả. Trong lúc cùng cực đó tôi nhận được lời giới thiệu từ thầy tôi về một cuộc phỏng vấn tại một hãng phim truyền hình. 

Theo như lời bạn kể thì mình mình học trường Sư Phạm, vậy lí do gì để hãng phim này tuyển dụng bạn? 

Tôi nhớ lúc đó một chị giám đốc sản xuất đã hỏi tôi: “Em biết viết kịch bản không?”, “Em biết viết thông cáo báo chí không?”, … Lúc đó tôi hụt hẫng bảo rằng mình không biết bất cứ điều gì cả. Nhưng tôi nói rằng tôi muốn học và có thể làm thử việc với chị trong vòng một tháng không lương, thế là tôi được cho cơ hội thử sức. 

Bạn có thể chia sẻ rõ hơn về những khó khăn trên con đường “biến hoá” để thích nghi từ một người làm việc trái ngành hay không? 

Tôi làm tại hãng phim truyền hình này chưa đầy hai tháng đã được thông báo kí hợp đồng chính thức. Lúc đó dù kiến thức không có nhưng tôi luôn cố gắng tích góp mỗi ngày và sẵn sàng nhận việc mới khi được giao. Tôi rất thích một câu nói trong truyện Nhà Giả Kim: “Khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó”. Năm 2015 tôi rời hãng phim truyền hình khi nhận được lời mời từ một chị quản lí truyền thông cho một công ty quảng cáo đa ngành nghề. Tại đây ngoài việc làm truyền thông cho phim ảnh, tôi còn phải học thêm các kiến thức về thời trang, làm đẹp, … Tôi nhớ có những đêm tôi đã nằm gục khóc trên bàn làm việc của công ty khi các thông cáo báo chí của mình bị sếp gạch đỏ, sửa chi chít từng câu từng chữ. Có thời điểm tôi còn chán nản và áp lực đến mức xin nghỉ việc bởi vì kiến thức chuyên môn không có. Thậm chí về cách ăn mặc giao tiếp của tôi cũng không phù hợp với môi trường giải trí, truyền thông. 

Nhà văn Bỉnh Khôi khuyên giới trẻ đừng quá lo lắng khi lỡ chọn sai trường Ảnh 2

Có quá nhiều khó khăn, vậy điều gì đã giữ chân bạn ở lại? 

Tôi nghĩ đó là đam mê. Mỗi ngày có khi tôi làm việc đến 1-2 giờ sáng là bình thường. Nhưng điều tôi thấy sướng nhất là sau mỗi sự kiện tôi lại có thêm nhiều bạn bè mới, nhiều bài học mới. Chỉ trong vòng một năm tôi được tăng lương đến ba lần sau mỗi sự kiện lớn của công ty. Mà tăng lương không phải vì tôi giỏi nhất, mà vì tôi tiến bộ nhanh. 

Điều gì thôi thúc bạn nghỉ làm và chuyển sang kinh doanh riêng? 

Đó là sở thích và nhu cầu muốn hoàn thiện bản thân. Tôi là kiểu người có rất nhiều sở thích và đam mê. Mà đi làm văn phòng mỗi ngày phải dành gần như 8 tiếng ở công ty khiến tôi không có thời gian làm những việc mình yêu thích. Nên tôi đã chọn nghỉ việc để kinh doanh riêng những cái mà tôi thích. Bên cạnh đó tôi cảm thấy mình đã làm việc trái ngành nên mình phải dành nhiều thời gian đi học thêm nữa nếu muốn đi thật xa trong lĩnh vực truyền thông. Nói một cách chân thành từ lúc làm kinh doanh riêng tôi dành khoảng 50% thời gian trong ngày cho việc học. Sáng tôi dậy sớm check E-mail, giải quyết công việc xong. Sau khi công việc tạm ổn tôi chuyển giao cho các bạn nhân viên hỗ trợ, tôi chỉ xuất hiện khi có việc gấp. Thời gian còn lại của mình tôi đến lớp học. 

Nhà văn Bỉnh Khôi khuyên giới trẻ đừng quá lo lắng khi lỡ chọn sai trường Ảnh 3

Vậy tóm lại bạn nghĩ việc làm trái ngành là một bất lợi hay một điều vô cùng ích lợi?

Tôi không bảo rằng việc học ngành này rồi ra trường làm một ngành khác là nên hay là không nên. Tuy nhiên nếu như chúng ta đã lỡ lựa chọn sai ngành học thì cũng không có vấn đề gì cả. Việc làm trái ngành bắt buộc tôi phải nỗ lực nếu không muốn thua kém. Cuối cùng từ khoá mà tôi nghĩ đến trong suốt quá trình gần 10 năm sau tốt nghiệp và đi làm của mình là: “Đam mê”, không quan trọng bạn học ngành nào, chỉ cần bạn có đam mê thì bạn sẽ có thể chạm tay vào giấc mơ của mình. 

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất