Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Người đàn ông chạy xe ôm 500 lần bắt cướp trên phố Sài Gòn

Trong 20 năm hành nghề xe ôm, ông Trần Văn Hoàng đã có tới 500 lần bắt những kẻ cướp giật trên đường phố Sài Gòn. Ông cùng vợ và con vẫn phải sống trong căn nhà thuê ở TP HCM.

hiepsixeom (1)

Rời quê hương Bình Định vào TP HCM lập nghiệp, ông Trần Văn Hoàng làm đủ loại việc từ đạp xích lô, chạy ba gác trước khi dừng lại ở nghề xe ôm. Nhiều người dân Sài Gòn biết đến ông là một “hiệp sĩ đường phố” khi đã có nhiều năm hành hiệp trượng nghĩa, chuyên bắt những kẻ cướp giật, giúp người bị nạn.

Mỗi lúc rảnh rỗi, ông lại mang theo chiếc gậy tự chế chạy khắp các con đường nội và ngoại thành để theo dõi những kẻ có dấu hiệu đang đi rình cướp giật.

Mỗi lúc rảnh rỗi, ông lại mang theo chiếc gậy tự chế chạy khắp các con đường nội và ngoại thành để theo dõi những kẻ có dấu hiệu đang đi rình cướp giật.

"Trong một lần chạy xe ôm qua đường Nguyễn Thái Bình, tôi gặp hai tên cướp cầm dao chĩa vào người đàn ông để cướp xe máy. Tôi lập tức tìm cách tiếp cận rồi quật ngã chúng và hô hoán người dân tới phối hợp tóm gọn đưa về phường", người xe ôm 50 tuổi nhớ lại lần đầu làm "hiệp sĩ đường phố".

“Trong một lần chạy xe ôm qua đường Nguyễn Thái Bình, tôi gặp hai tên cướp cầm dao chĩa vào người đàn ông để cướp xe máy. Tôi lập tức tìm cách tiếp cận rồi quật ngã chúng và hô hoán người dân tới phối hợp tóm gọn đưa về phường”, người xe ôm 50 tuổi nhớ lại lần đầu làm “hiệp sĩ đường phố”.

Thấy chồng suốt ngày lao vào chỗ nguy hiểm đến nỗi đã trở thành niềm đam mê, bà Trương Thị Xí (50 tuổi) hết khuyên răn từ lời ngon ngọt đến giận giữ mong ông từ bỏ công việc này nhưng không thành. Nhiều đêm ông đi bắt cướp, bà ngồi nhà ruột gan nóng như lửa đốt vì lo sợ. Mỗi lần ông lập công, chính quyền quận gửi giấy mời ông lên trụ sở làm việc, bà giấu biệt không cho biết vì sợ những kẻ xấu biết mặt ông rồi trả thù.

Thấy chồng suốt ngày lao vào chỗ nguy hiểm đến nỗi đã trở thành niềm đam mê, bà Trương Thị Xí (50 tuổi) hết khuyên răn từ lời ngon ngọt đến giận giữ mong ông từ bỏ công việc này nhưng không thành. Nhiều đêm ông đi bắt cướp, bà ngồi nhà ruột gan nóng như lửa đốt vì lo sợ. Mỗi lần ông lập công, chính quyền quận gửi giấy mời ông lên trụ sở làm việc, bà giấu biệt không cho biết vì sợ những kẻ xấu biết mặt ông rồi trả thù.

Để truy đuổi những tên cướp manh động, sẵn sàng phóng bạt mạng khi bị rượt, ông Hoàng tự bỏ tiền túi sửa sang lại chiếc xe wave cũ của mình vừa để chạy kiếm cơm, vừa làm công cụ truy đuổi.

Để truy đuổi những tên cướp manh động, sẵn sàng phóng bạt mạng khi bị rượt, ông Hoàng tự bỏ tiền túi sửa sang lại chiếc xe wave cũ của mình vừa để chạy kiếm cơm, vừa làm công cụ truy đuổi.

Từng có nhiều kẻ sau khi mãn hạn tù đã quay về tìm ông báo thù. Ông kể, một hôm ông đang ngồi bán hàng với vợ thì bất ngờ hai thanh niên xăm trổ tấp sát vào chỗ ông ngồi, rút mã tấu chém, ông may mắn né được. Ngoài ra còn có lần, một thanh niên đi xe máy từ phía sau vượt lên ép ông dừng lại và xuống xe thách thức: "Ông mà còn đụng đến việc của bọn tôi thì tôi sẽ đâm lòi ruột". Những lời đe dọa và trả thù đó đã quá quen với người tài xế xe ôm 50 tuổi.

Từng có nhiều kẻ sau khi mãn hạn tù đã quay về tìm ông báo thù. Ông kể, một hôm ông đang ngồi bán hàng với vợ thì bất ngờ hai thanh niên xăm trổ tấp sát vào chỗ ông ngồi, rút mã tấu chém, ông may mắn né được. Ngoài ra còn có lần, một thanh niên đi xe máy từ phía sau vượt lên ép ông dừng lại và xuống xe thách thức: “Ông mà còn đụng đến việc của bọn tôi thì tôi sẽ đâm lòi ruột”. Những lời đe dọa và trả thù đó đã quá quen với người tài xế xe ôm 50 tuổi.

Càng ngày, mánh lưới của những kẻ cướp giật càng nguy hiểm. Chúng thường đi theo nhóm khoảng 5-6 người vừa phòng vệ, vừa cướp giật và cản người truy đuổi. Một mình ông Hoàng có những lúc không thể chống lại. Và ông đã tập hợp các anh em bạn bè cùng có nhiệt huyết bắt cướp thành một "lực lượng". Ông kể: "Mấy anh em mỗi người một công việc khác nhau, anh Nghĩa thì làm nghề sửa khóa, anh Phúc phụ vợ bán chè, anh Kiên phụ quán ăn... Các chú ấy rảnh được giờ nào thì cùng lang thang trên đường giờ đó".

Càng ngày, mánh lưới của những kẻ cướp giật càng nguy hiểm. Chúng thường đi theo nhóm khoảng 5-6 người vừa phòng vệ, vừa cướp giật và cản người truy đuổi. Một mình ông Hoàng có những lúc không thể chống lại. Và ông đã tập hợp các anh em bạn bè cùng có nhiệt huyết bắt cướp thành một “lực lượng”. Ông kể: “Mấy anh em mỗi người một công việc khác nhau, anh Nghĩa thì làm nghề sửa khóa, anh Phúc phụ vợ bán chè, anh Kiên phụ quán ăn… Các chú ấy rảnh được giờ nào thì cùng lang thang trên đường giờ đó”.

Ông Hoàng sống trong một căn phòng trọ ở hẻm đường Trường Chinh. Đã 25 năm kể từ ngày vào TP HCM mưu sinh, vợ chồng người "hiệp sĩ" vẫn phải thuê nhà, nay đây mai đó.

Ông Hoàng sống trong một căn phòng trọ ở hẻm đường Trường Chinh. Đã 25 năm kể từ ngày vào TP HCM mưu sinh, vợ chồng người “hiệp sĩ” vẫn phải thuê nhà, nay đây mai đó.

Bà Xí cũng phải gánh vác thêm phần kinh tế cho gia đình bằng công việc bán mũ bảo hiểm từ sáng sớm tới tối mịt. "Nhà đã neo người, mà ông ấy còn đi suốt ngày. Thêm thằng con trai đi làm cả ngày nữa, tôi càng bán muộn, về nhà không có ai còn buồn hơn", vợ ông chia sẻ.

Bà Xí cũng phải gánh vác thêm phần kinh tế cho gia đình bằng công việc bán mũ bảo hiểm từ sáng sớm tới tối mịt. “Nhà đã neo người, mà ông ấy còn đi suốt ngày. Thêm thằng con trai đi làm cả ngày nữa, tôi càng bán muộn, về nhà không có ai còn buồn hơn”, vợ ông chia sẻ.

Bữa cơm của gia đình ông Hoàng thường ít khi đủ ba thành viên. Lúc thì vợ ông bận bán hàng, khi thì con trai về muộn. Trong căn nhà trọ chật hẹp, ông treo ngập bằng khen về thành tích bắt cướp. Ông bảo, đã có hơn 500 lần bắt được trộm cướp trong 20 năm làm nghề xe ôm và từng được vinh danh trong chương trình "Gương sáng phố phường".

Bữa cơm của gia đình ông Hoàng thường ít khi đủ ba thành viên. Lúc thì vợ ông bận bán hàng, khi thì con trai về muộn. Trong căn nhà trọ chật hẹp, ông treo ngập bằng khen về thành tích bắt cướp. Ông bảo, đã có hơn 500 lần bắt được trộm cướp trong 20 năm làm nghề xe ôm và từng được vinh danh trong chương trình “Gương sáng phố phường”.

Một những bài báo điện tử có đăng ảnh người lái xe ôm đang hành hiệp trượng nghĩa.

Một những bài báo điện tử có đăng ảnh người lái xe ôm đang hành hiệp trượng nghĩa.

Ông Hoàng tuy vậy vẫn hay trăn trở về công việc đang làm, nếu lỡ sơ suất sẽ nguy hiểm tới tính mạng, lúc đấy gia đình ông lại thêm khổ. "Nhiều khi nghe vợ con than phiền, tôi cũng muốn bỏ công việc để về làm một ông xe ôm bình thường như bao người khác nhưng ngẫm lại cái nghiệp nó thế nên phải gắn bó thôi", ông trầm ngâm.

Ông Hoàng tuy vậy vẫn hay trăn trở về công việc đang làm, nếu lỡ sơ suất sẽ nguy hiểm tới tính mạng, lúc đấy gia đình ông lại thêm khổ. “Nhiều khi nghe vợ con than phiền, tôi cũng muốn bỏ công việc để về làm một ông xe ôm bình thường như bao người khác nhưng ngẫm lại cái nghiệp nó thế nên phải gắn bó thôi”, ông trầm ngâm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất