Nét thú vị trong Lễ Thất Tịch ở một số quốc gia châu Á

Bình An
Chia sẻ

Lễ Thất Tịch là một lễ hội đặc biệt không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở những những quốc gia Châu Á khác.

Bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ vào thời nhà Hán ở Trung Quốc, lễ Thất Tịch được lưu truyền sang các quốc gia khác nhờ sự giao lưu văn hóa. Trong ngày lễ này, mỗi nước có những phong tục, văn hóa khác nhau.

Ngày ông Ngâu bà Ngâu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Ngưu Lang – Chức Nữ còn được gọi là ông Ngâu bà Ngâu. Mưa Ngâu cũng là tên gọi của những cơn mưa dai dẳng, … vào đầu tháng 7 Âm lịch mà người ta thường xem là nước mắt của đôi tình nhân được gặp lại sau một năm xa cách.

Hình minh họa

Ngày lễ là một dịp tốt đẹp để những người trẻ ước nguyện chuyện tình cảm, hôn nhân. Những cô gái, chàng trai độc thân đến chùa với mong muốn có được “nửa kia” như ý, các đôi trai gái yêu nhau thì làm lễ hi vọng mối tình có thể bền chặt, son sắt.

Những người trẻ đi chùa vào ngày Thất Lịch để cầu xin nhân duyên (Ảnh minh họa)

Thất Tịch cũng được đôi lứa yêu nhau coi là lễ tình nhân phương Đông.Họ hò hẹn và trao nhau những món quà. Người ta tin rằng những ai còn cô đơn nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày này thì sang năm sau sẽ tìm được người yêu. 

Ăn chè đậu đỏ vào THất Tịch sẽ thoát ế (Ảnh minh họa)

Lễ hội Tanabata Matsuri ở Nhật Bản

Lễ hội Thất Tịch ở Nhật Bản có tên gọi là Tanabata Matsuri. “Xứ sở Mặt trời mọc” cũng có câu chuyện truyền thuyết giữa nàng tiên dệt vải Orihime và anh chàng chăn trâu Hikoboshi, không có nhiều sự khác biệt so với mối tình của Ngưu Lang – Chức Nữ ở Trung Quốc.

Nhật Bản có câu chuyện tình của Orihime và Hikoboshi (Hình minh họa)

Vào ngày này, ngoài việc đôi lứa đến các đền thờ để cầu tình duyên, người Nhật Bản còn mong muốn cho cuộc sống thịnh vượng. Họ viết ước nguyện của mình vào những mảnh giấy nhỏ nhiều màu sắc và treo chúng lên những cành trúc trước cửa nhà. Các cô gái hi vọng Orihime sẽ ban cho họ đôi tay khéo léo cùng tài năng thêu thùa may vá. Các gia đình thì cầu xin Hikoboshi sẽ giúp họ có những vụ mùa bội thu. 

HỌ viết ước nguyện lên những mảnh giấy gọi là Tankazu

Trẻ em ở Nhật Bản coi Tanabata Matsuri là một ngày hội đặc biệt mà chúng có thể cùng nhau vui chơi. Cha mẹ và thầy cô sẽ cho những đứa trẻ tự tay trang trí cây trúc, đem gắn lên đó những điều ước của chúng và trồng trước cửa nhà, cửa lớp. 

Những mảnh giấy nhiều màu sắc có mặt khắp đường phố Nhật vào ngày này

Vào ngày lễ này, người Nhật cũng có phong tục ăn mì somen vào buổi tối. Người xưa cho rằng những sợi mì Somen giống như những sợi tơ mà Orihime đã dệt nên khi chờ đợi đến ngày gặp lại Hikoboshi. 

Mì Somen

Lễ Chilseok ở Hàn Quốc

Vào ngày 7/7 Âm lịch, ở Hàn Quốc cũng có một lễ hội truyền thống Chilseok. Ngày lễ bắt nguồn từ câu chuyện về nàng tiên Jiknyeo và chàng nông dân Gyeonwu cũng tương tự như Ngưu Lang Chức Nữ và lễ Thất Tịch ở Trung Quốc.

Giống Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có truyền thuyết riêng về ngày này (Hình minh họa)

Chilseok là thời điểm mà cái nóng mùa hè qua đi và bắt đầu sang thu với những cơn mưa lất phất. Mưa rơi trong khoảng thời gian được gọi là nước Chilseok. Ngày xưa dưa leo và bí đỏ hay được sử dụng để dâng lên vì chúng sinh trưởng tốt trong giai đoạn này.

Lễ Chilseok ở Gwangju

Vào ngày lễ Chilseok, người Hàn Quốc có phong tục tắm để mong cầu một sức khỏe tốt. Họ cũng thường ăn bánh mì nướng và mì sợi. Người dân ở quốc gia này coi Chilseok là dịp đặc biệt để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì bởi sau lễ hội này, những cơn gió lạnh sẽ làm lúa mì không còn ngon lành nữa.

Chia sẻ

Bài viết

Bình An

Tin mới nhất