Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Bất ngờ với vở văn sáng tạo nhất Việt Nam của nữ sinh Sài thành

Với từng tên tác phẩm được tô vẽ cẩn thận, nhiều màu sắc và phù hợp với nội dung bài, cuốn vở văn học của cô bạn lớp 12 trường Gia Định nhận được rất nhiều sự yêu thích của cộng đồng mạng.

Trong những ngày qua cộng đồng mạng liên tục chia sẻ với nhau các hình ảnh độc đáo trong vở Văn của bạn Nguyễn Thị Trúc Đào, nữ sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Gia Định (TP HCM). Thường thì mọi người vốn đã quen với cách ghi chú tên các tác phẩm văn học bằng cách viết chữ in hoa hay “đầu tư” hơn là tô đậm bằng mực màu. Nhưng cô bạn rất “có tâm” này đã biến quyển vở của mình thành một tác phẩm nghệ thuật với hàng loạt tên bài được tô vẽ và minh họa công phu. 

hocsinh1 (1)

Tác phẩm “Việt Bắc” của của Tố Hữu thuộc dòng thơ ca cách mạng Việt Nam, được Trúc Đào thể hiện bằng màu chủ đạo là vàng và đỏ - hai màu chủ đạo của lá quốc kỳ.

Nhiều Facebooker tâm đắc chia sẻ: “Ngày xưa lúc đi học cũng hay vẽ vầy nè! Mà không được hoành tráng như vậy thôi! Bạn này thật có tâm!”. Nhiều người còn nhận xét rằng Trúc Đào rất có năng khiếu và sáng tạo, khả năng cô bạn này trở thành nhà thiết kế trong tương lai là hoàn toàn có thể.

Ngoài việc sử dụng màu sắc và phông chữ, Trúc Đào còn khiến trang vở của mình sống động hơn bằng cách vẽ minh họa nhân vật trong tác phẩm. 

hocsinh1 (8)

Hình ảnh đất nước hình chữ S thân thương, với màu cờ đỏ sao vàng cùng những con thuyền lênh đênh trên biển giúp chúng ta liên tưởng đến những câu thơ trong tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.

hocsinh1 (2)

Hình ảnh Bác Hồ thân thương bên chiếc micro “huyền thoại” ở quảng trường Ba Đình, nơi Người đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”.

Hãy cùng Saostar ngắm nhìn thêm những trang vở đầy thú vị này!

hocsinh1 (3)

Chí Phèo và vết sẹo giữa mặt không lẫn vào đâu được!

hocsinh1 (11)

Nhắc đến “Người lái đò trên sông Đà” của Nguyễn Tuân là chúng ta lại nhớ ngay đến hình ảnh ông lão lái đò trên con thuyền độc mộc kiên cường chống lại với những con sóng dữ, những ghềnh đá hiểm trở. Ngoài ra, cô nữ sinh tinh nghịch còn không quên “nhấn mạnh” chiếc nón lá của người lái đò.

hocsinh1 (4)

Dấu hỏi lớn nằm trên dòng sông Hương êm đềm, cũng chính là nội dung chính mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đặt ra trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

hocsinh1 (5)

Tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân kể về một kỳ tài thư pháp, cũng vì thế mà cô bạn Trúc Đào dùng chính nét chữ thư pháp để thể hiện tên tác phẩm.

hocsinh1 (7)

“Bài ca ngất ngưỡng” của Nguyễn Công Trứ được thể hiện một cách đầy phóng khoáng và hào sản, như chính văn phong mà tác giả để thể hiện trong đây.

hocsinh1 (9)

“Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, là câu chuyện của cô chị gái và cậu em trai ngồi đợi đoàn tàu, thế nhưng có lẽ Trúc Đào thích hình ảnh hai chị em gái, nên cô nàng đã vẽ hình ảnh hai cô gái để miêu tả cho tác phẩm này.

hocsinh1 (10)

Mùa thu gắn liền với hình ảnh những chiếc lá vàng bay trong gió nhẹ, chắc cũng vì thế mà Trúc Đào đã dùng hình tượng này để thể hiện cho tác phẩm “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.

hocsinh1 (12)

Những con sóng ồn ào và lặng lẽ của Xuân Quỳnh đã trở thành chất liệu để Trúc Đào thể hiện tên tác phẩm một cách uyển chuyển và thi vị.

hocsinh1 (13)

Màu áo “xanh màu lá” của người lính trong “Tây Tiến” được dùng để trang trí tên tác phẩm. Đơn giản nhưng đầy đủ và rất ý nghĩa.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất