Sau Lý Nhược Đồng, Tô Hữu Bằng, Lưu Đào, Hồ Quân… vẫn còn rất nhiều diễn viên sau khi đóng qua những bộ phim truyền hình, điện ảnh được cải biên từ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung đã gửi lên những lời chia buồn sau khi biết tin ông đã qua đời ở tuổi 94. Dưới đây là lời tưởng niệm của một số diễn viên, nghệ sĩ khác do SAOstar tổng hợp được!
Lữ Tụng Hiền: “Mọi chuyện giờ đây quá đột ngột rồi. Lão sư lên đường bình an. Nếu như không có Kim Dung lão sư nhất định đã không có tôi! Cảm ơn Người, lão sư”.
Triệu Nhã Chi: “Từng diễn qua vai diễn ân oán tình thù, trung hiếu nhân nghĩa trong “Giang hồ” dưới ngòi bút của Ông. Trong mỗi một sinh mệnh ngắn ngủi những đoạn đường đi qua đều là những sự phức tạp trong “Giang hồ”. Kim Dung tiên sinh mãi mãi ở trong giấc mộng nghĩa hiệp của chúng tôi”.
Trần Đức Dung: “R.I.P. Mãi nhớ về Kim Dung đại sư”.
Viên San San: “Thời niên thiếu của mỗi người đều có một Kim Dung … Lên đường bình an”.
Mao Hiểu Đồng: “Mây trắng tụ rồi lại tan, tan rồi lại tụ, nhân sinh ly hợp, diệc phục như tư. Tiên sinh lên đường bình an”.
Trương Tuyết Nghênh: “Tiên sinh thiên cổ, phong cốt vĩnh tồn”.
Lưu Vân: “Tôi nghĩ tôi rất may mắn…Kim tiên sinh lên đường bình an”.
Tống Phong Nham: “Kim tiên sinh đi rồi đã để lại cho đời vô số tác phẩm kinh điển. Khi nghe tin Kim tiên sinh đã qua đời, đoàn làm phim Tân Thần điêu đại hiệp vô cùng đau khổ tưởng niệm. “Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc, tiếu thi thần hiệp ỷ bích uyên”. Kinh điển trường tồn. Kim tiên sinh lên đường bình an…”
Lê Diệu Tường: “Có thể diễn vai Chu Bá Thông thật sự rất vinh hạnh. Trong tác phẩm tiểu thuyết của Kim Dung vai Chu Bá Thông là một nhân vật vô cùng đặc sắc. Tác phẩm của Kim Dung tiên sinh đã ảnh hưởng rất nhiều thế hệ người Trung Quốc từ khi nó còn nằm trên giấy đến khi có thể được chuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh. Mấy chục năm luôn mang đến những tác phẩm đặc sắc để mọi người có thể thưởng thức. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đều có tính cách khác nhau. Có thể nói tính cách của con người trong thế gian đều được biểu lộ ra ngoài. Mỗi một mối quan hệ sai lầm của nhân vật có thể trở thành một thế giới đại thiên đặc biệt, làm người khác phải cảm động, hồi tưởng, suy nghĩ. Tin rằng tất cả mọi người dân Trung Quốc đều sẽ nhớ tới Kim Dung, ông ấy chính là một vỹ nhân trong nền văn học. ‘Lão sư thiên cổ’”.
Hồ Ca: “Bởi vì có Kim Dung mới có thể giúp cho bản thân có một vai diễn khó quên đến ngày hôm nay, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời. Không có sự động viên ủng hộ của Tiên sinh thì bản thân khó có thể đi được đến ngày hôm nay. Hiệp nghĩa của tiên sinh không chỉ có ở trong sách không mà còn có cả trong sinh mệnh của ông ấy. Tiên sinh đi rồi chúng tôi vạn phần không nỡ. Nhưng tôi đoán tiên sinh sẽ nói: 'Mây trắng tụ rồi lại tan, tan rồi lại tụ, nhân sinh ly hợp, diệc phục như tư'”.
Lâm Y Thần: “Đau lòng trước sự ra đi của đại sư, cảm giác giống như kết thúc một thời đại vậy”.
Hứa Tịnh: “Doanh doanh nhất thủy gian, mạch mạch bất đắc ngữ“.
Lưu Thi Thi: “Cảm ơn những hiệp khách giang hồ mà Ông đã mang đến cho chúng tôi. Tiên sinh lên đường bình an”.
Tưởng Cẩn Cần: “Tra Lão, lên đường bình an (Vinh hạnh có thể đi qua giang hồ của tiên sinh)”.
Trương Hinh Dư: “Kim Dung lão sư kính yêu, lên đường bình an”.
Viên Hoằng: “Kỳ nghỉ hè của những năm tiểu học luôn ở trong nhà đọc hết những tập của Kim Dung…. Không chỉ đơn giản là giang hồ mà còn là những đạo lý làm người. Mãi đến nhiều năm sau mới có vinh hạnh được đảm nhận một vai diễn trong tác phẩm của Kim Dung, mộng vẫn chưa tỉnh, thực tại vinh hạnh. Cảm ơn Kim Dung tiên sinh, tối nay kính Người ba ly, lên đường bình an”.
Xa Thi Mạn: “Bộ phim truyền hình cổ trang đầu tiên chính là “Tuyết sơn phi hồ” của tiên sinh, tôi vinh hạnh có thể đảm nhận vai diễn Miêu Nhược Lan. Để đến hôm nay có thể diễn càng nhiều vai diễn khác. Khi nhớ lại, duy chỉ có giang hồ, đao kiếm như mộng, ân oán tình thù, nghĩa và hiệp của nhân vật dưới ngoài bút của tiên sinh là nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu cay nhất! Nguyện tiên sinh lên đường bình an! Tinh thần ‘nghĩa hiệp’ mãi tôn tại trên thế gian!”.
Có thể nói sự ra đi của Kim Dung gây nên một tiếc nuối lớn cho giới văn học Trung Quốc. Tất cả truyền thông từ Đại Lục, Hong Kong hay Đài Loan đều đưa tin tiếc thương về sự ra đi của nhà văn ảnh hưởng nhất đương thời.