Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Vì sao quay phim cổ trang khó và tốn kém gấp nhiều lần so với phim hiện đại?

Phần lớn khó khăn khi quay phim cổ trang nằm ở vấn đề trang phục phức tạp đi đôi với lịch sử, kèm với đó là những chi phí đắt đỏ để tạo ra những trang phục lộng lẫy ấy. Hãy cùng SAOStar tìm hiểu giá trị của những món đồ này trong những bộ phim khác nhau nhé!

Những năm gần đây khi có quá nhiều bộ phim truyền hình được chuyển thể từ những quyển tiểu thuyết ngôn tình chất lượng không được bao nhiêu thì những bộ phim cổ trang như mang lại một luồng gió mới cho khán giả. Những bộ phim như Võ Mỵ Nương truyền kì, Hậu cung Chân Hoàn truyện, Mỵ Nguyệt truyện, Diên Hi công lược, hay Hậu cung Như Ý truyện… luôn được đánh giá cao, không những giá trị sản phẩm mà còn cả về chất lượng.

Những tình tiết trong phim cũng được xây dựng đặc sắc, cuốn hút hơn làm người xem không thể rời mắt. Một trong những điều góp phần làm tăng lên giá trị của bộ phim chính là những bộ y phục trên triều hay dưới triều đề được làm thủ công hết sức tinh xảo. Vậy những bộ y phục, trang sức mà các minh tinh khoắc lên người cho mỗi vai diễn của mình đắc giá bao nhiêu? Hãy cùng SAOstar tìm hiểu xem nhé!

Đầu tiên phải kể đến bộ phim truyền hình ăn khách năm 2014 do Phạm Băng Băng đóng vai chính, từ tập đầu đến tập cuối, Võ Mỵ Nương của Phạm Băng Băng luôn mang lại cho khán giả cảm giác trực quan nhất chính là nhân vật này không ngừng thay y phục, hầu như không có việc trùng lập bộ y phục nào. Được biết, chỉ riêng một mình Phạm Băng Băng đã có đến nhiều nhất là 260 bộ. Trong đó, mắc nhất là bộ long bào khi Võ Mỵ Nương đăng lên ngôi vị Hoàng đế, giá trị của nó vượt qua con số 500 ngàn NDT (hơn 1,6 tỷ đồng), phải mất gần 3 tháng mới có thể làm xong. Không những giá trị cao mà thời gian để chế tạo ra nó cũng phải khiến người khác phải kinh ngạc.

Sau khi quay xong bộ phim, bởi vì quá yêu thích bộ long bào này nên Phạm Băng Băng đã xin đoàn đội tặng riêng cho mình để cất giữ làm kỷ niệm.

Đến với Hậu cung Như Ý truyện, nếu quan sát tỷ mỹ sẽ phát hiện rất nhiều bộ trang phục cũng được thiết kế rất kỳ công. Giống như trang sức khăn quàng cổ hình bươm bướm của Châu Tấn, trang phục này được mô phỏng giống y đúc với Thuần Huệ hoàng quý phi năm xưa, trong đó mức đấu giá cho bộ trang phục lịch sử này lên đến hơn 137 triệu NDT (458 tỷ đồng).

Tình tiết trong phim càng ngày càng phát triển thì những bộ trang phục trên người Châu Tấn cũng càng ngày càng thu hút người xem bao gồm như: Triều quan, Triều quái, Triều bào, Triều váy, Kim ước, Lĩnh ước…

Chỉ riêng với đỉnh đầu của Triều quan đã có 320 hạt trân châu! Những bộ trang phục Như Ý mặc lúc phong hậu, chất liệu đều là chân thực, từ kim tuyến đến trân châu trên trang sức có giá trị lên đến cả triệu NDT (hơn 3 tỷ đồng).

Hay đến với phục trang trong phim truyền hình cổ trang kinh điển Hậu cung Chân Hoàn truyện, trang phục trong phim được sử dụng cũng rất nhiều. Được biết, toàn bộ phim trang phục được định chế cho riêng Chân Hoàn là 48 bộ, những nhân vật khác thì tổng cộng lên tới 800 bộ.

Như trang sức điểm thúy trên đầu của Hoa phi là trang sức vừa tốn tiền lại vừa tốn sức, con đại phượng ở giữa đỉnh đầu cũng là đồ thật ở thời điểm đó. Đến nay giá thị trường của bộ điểm thúy đó gần 1 triệu NDT (hơn 3,3 tỷ đồng). Chỉ với một bộ trang sức đã lên tới cả triệu NDT, nếu tính thêm cả y phục thật làm người khác được mở rộng tầm mắt.

Và cuối cùng là bộ y phục của Phú sát hoàng hậu do Tần Lam đảm nhận trong Diên Hi công lược, Phú Sát hoàng hậu mặc dù từ lúc xuất hiện đến khi đi “bán muối”, những bộ y phục của vị hoàng hậu này không quá nhiều nhưng đều mang lại những nét riêng. Những bộ thường phục, màu sắc không quá sặc sỡ nổi bật nhưng vẫn toát lên khí chất nho nhã thanh tao, hay những bộ lễ phục với hai màu chủ đạo đen, vàng đã mang đến khí chất của bậc vương giả. Tần Lam trong một lần phỏng vấn cũng nói rằng trang phục của mình là đắt giá nhất trong số những phi tần trong cung, thậm chí trong đó có bộ còn đạt đến con số hơn 400 ngàn NDT (1,3 tỷ đồng). Khi biết được giá trị của những bộ đồ này đến bản thân Tần Lam còn phải giật mình thì nói đến chi là khán giả.

Có thể thấy, để khởi quay một bộ phim truyền hình cổ trang theo sát lịch sử thì các đoàn làm phim đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu, chế tạo, thêm vào đó là số tiền đầu tư về trang phục, đạo cụ đã đủ để thấy chất lượng của bộ phim đó đáng giá đến bao nhiêu.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bảo Duyên

Được quan tâm

Tin mới nhất
Những xu hướng làm đẹp thịnh hành trong năm 2024
Đánh thức giác quan, thăng hoa cảm xúc cùng hành trình mùi hương độc bản đến từ HARNN