Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Tự tử là cách giải thoát tốt nhất trong 'Diên Hi công lược'?

Trong bộ phim truyền hình cổ trang “Diên hi công lược” (延禧攻略) hot nhất hiện nay, trải qua nửa đoạn đường theo dõi, mô-tuýp chung quen thuộc của các nhân vật: Tự tử.

Trong những ngày gần đây, bộ phim truyền hình Diên hi công lược (延禧攻略) đang ngày càng xuất hiện rầm rộ trên các trang báo giải trí Việt Nam, đặc biệt sau những lùm xùm phim có mặt trước cả lịch phát sóng tại Trung Quốc. Vì là thể loại phim cung đấu nên tác phẩm thường xuất hiện những tình tiết hãm hại nhau, bày mưu tính kế giết nhau, tranh sủng từ vị Hoàng đế Càn Long (Nhiếp Viễn). Đã có rất nhiều diễn viên đã phải đi “nhận tiền cát-sê”, ngay cả Phú Sát Hoàng Hậu (Tần Lam) cũng đã phải vắng mặt trong phim từ tập 40 chỉ vì tự tử.

Nếu là một fan của Diên hi công lược, chắc hẳn các bạn không còn lạ lẫm gì với mô-tuýp tự tử của dàn nhân vật trong phim. Nhiền fan còn gọi “yêu” Diên hi công lược chính là tác phẩm có nhiều người tự tử nhất, rất khác với câu chuyện “hãm hại” vốn ở trong những phim cung đấu trước đây. Dưới đây là 4 nhân vật tiêu biểu của Diên hi công lược phải đi “nhận cát-sê” vì mô-tuýp tự tử quen thuộc.

1. Phú Sát Hoàng Hậu - Tần Lam

Đầu tiên phải kể đến nhân vật gần đây nhất qua đời vì tự tử chính là vị hoàng hậu khiến bao cô gái mê mẩn, bao chàng trai “gục ngã” vì phong thái sang trọng, nền nã và nhu mì - Phú Sát Hoàng Hậu. Theo như lịch sử, chỉ vì quá thương tiếc hai người con của mình, Phú Sát Hoàng Hậu sinh bạo bệnh mà qua đời sớm, tuy nhiên, điều này trong phim đã được cải biên ít nhiều. Phú Sát Hoàng Hậu vì quá mệt mỏi với chốn thâm cung đầy mưu mô và thất vọng với người yêu, bà gục ngã cả thể xác lẫn tâm hồn sau khi không thể giữ được đứa con thứ hai của mình, bà đã leo lên tường thành cao, nhảy thành tự tử chỉ vì muốn trở về làm Phú Sát Dung Âm ngày xưa, mang một tấm lòng đơn thuần để yêu Hoàng đế.

Có thể nói, cảnh quay Phú Sát Hoàng Hậu từng bước đi lên tường thành cao, suy nghĩ về những năm tháng ở ngôi vị hoàng hậu, trách bản thân vẫn quá đơn thuần không bảo vệ được con, được xem là phân đoạn đau lòng nhất trong tập 40. Khoảnh khắc bà thả trôi bản thân xuống đất, dù đau lòng nhưng người xem cũng thở phào nhẹ nhõm vì có lẽ cái chết sẽ giúp bà giải thoát, trở về con người và bản chất chân chất nhất của mình.

2. Cao quý phi - Đàm Trác

Cả một đời cao ngạo, kiêu hãnh của Cao quý phi (Đàm Trác) đến cuối đời, bà lại tuyệt vọng đến mức tự kết liễu đời mình bằng một tấm lụa trắng. Cao quý phi vốn là người được yêu chiều bậc nhất bởi lẽ cha nàng - Cao Bân nắm giữ vai trò quan trọng trong triều đình. Vì muốn lấy lòng Cao Bân, hoàng đế không tiếc công sức sủng ái bà, thậm chí khi gây đại hoạ, bị giam lỏng suốt 1 tháng, khi cha nàng xin tha thì hoàng đế cũng chỉ có thể kiêng nể mà đồng ý.

Trước khi tự kết liễu đời mình, Cao quý phi có tận 12 năm ở cạnh quân vương, thế nhưng chưa một lần được người mình yêu yêu thương thật lòng. Bà dùng cả tấm chân tình để yêu Càn Long, thậm chí trước khi quyết định rời xa trần thế, bà đã gặp Càn Long và nhảy múa một vũ khúc say mê, bất chấp vết thương trên lưng ứa máu từng dòng. Vì muốn hoàng đế mãi ghi nhớ hình ảnh tươi đẹp nhất, đẹp đẽ nhất của mình, bà vẫn muốn bản thân phải kiêu hãnh và cao ngạo nhất. Cái chết của bà cực kỳ bi thương và đau đớn, đại diện cho những cô gái can đảm vứt bỏ sự thiện lương của mình để chạy theo quân vương. Nhưng “hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình”, bà sống 12 năm dành trọn tâm tư cho người yêu, nhưng Càn Long lại xem bà như một con rối, há cuộc đời chẳng phải là nên kết thúc từ đây, để bà được giải phóng khỏi những nghiệp mà mình đã tạo!

3. Di tần - Từ Bách Huỷ

Người thứ ba trong danh sách diễn viên tự tử theo mô-tuýp quen thuộc chính là Di tần. Là một phi tần của hoàng đế Càn Long nhưng địa vị thấp hơn, lại nhỡ phạm phải tội, nói rằng Cao quý phi hãm hại Du quý nhân, nên cô đã phải đi “nhận tiền cát-sê” sớm chỉ ở tập 2.

Cô đã treo cổ tự vẫn trong phòng của mình, cũng là kết cục của Cao quý phi sau này. Di tần trong sử sách không được nhắc đến quá nhiều, cũng không phải là một nhân vật xuất chúng trong hậu cung 3.000 giai nhân của Càn Long, vì thế trong Diên hi công lược, nhân vật này cũng đã bị đạo diễn và biên kịch xây dựng và cải biên cuộc đời, chỉ vì để bảo vệ Du quý nhân và để “dạy” cho Nguỵ Anh Lạc (Ngô Cẩn Ngôn) về bài học đầu tiên khi bước vào cung.

4. Mẹ của Nhàn phi - Đới Xuân Vinh

Cuối cùng, danh sách này không thể không kể đến chính là mẹ của Nhàn phi (Xa Thi Mạn). Cũng như Di tần, cái chết của người mẹ đã khiến cho Nhàn phi thay đổi 360 độ. Từ một phi tần không màng đến địa vị, không tranh sủng cũng không mưu mô hại người, Nhàn phi đã bắt đầu tính kế, thủ đoạn và mưu mô, từng bước leo lên ngôi vị Kế hoàng hậu một cách quang minh chính đại. Mẹ của Nhàn phi tự tử vì Nhàn phi từ chối và không muốn gặp hoàng thượng cầu y tha cho cha và em của mình. Vì cái chết của mẹ, Nhàn phi đã bắt đầu có những mưu tính cho riêng mình, không còn là “Tam hảo của 9 năm trước” như Diên hi công lược đã xây dựng tính cách tốt bụng trong những tập đầu tiên nữa.

Diên hi công lược hiện đang làm bộ phim được ưa chuộng nhất trong mùa hè năm 2018. Hãy cùng đón xem những tập tiếp theo của Diên hi công lược để cùng theo dõi số phận và câu chuyện gay cấn của các nhân vật chính.

Hãy cùng SAOstar tiếp tục theo dõi phim để chờ xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo nhé. Phía Trung Quốc sẽ chiếu tập 57 và 58 Diên Hi công lược vào tối mai (21/08), trong khi trước đó, ở Việt Nam đã lộ đến tập 57 bản vietsub và cư dân mạng vẫn ráo riết tìm tập 58 vietsub (phụ đề tiếng Việt).

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lạc Lạc

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc