Gần đây, nam nghệ sĩ Hoa ngữ 35 tuổi Cao Dĩ Tường trong lúc ghi hình Chase Me (Đuổi theo tôi đi) đã không may qua đời. Tin tức này đã làm cho người hâm mộ cảm thấy đau lòng, và cũng làm cho một chương trình trong giới giải trí trở thành một đề tài bàn tán nhiều ngày liền.
Từ việc chỉ trích nhà đài Chiết Giang, truy hỏi ai là người chịu trách nhiệm đến việc cảnh tỉnh khi quay chương trình thực tế, từ việc quan tâm đến nguy cơ đột tử đến hiện tượng làm việc quá sức của những người làm việc văn phòng,… Không chỉ dừng lại ở đó, mọi người còn nhận ra rằng không chỉ có các ngành nghề văn ngữ, mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đừng cho phép “tình trạng bệnh” phát triển và nên đi theo cơ chế khỏe mạnh.
Điều đáng quan tâm hơn chính là trước mắt nguyên nhân dẫn đến cái chết của Cao Dĩ Tường chỉ là chẩn đoán sơ bộ, vẫn cần chẩn đoán chuyên sâu hơn và phân tích kết quả. Nếu đẩy hết mọi trách nhiệm về phía của chương trình thì không mấy khả quan. Tuy nhiên, sự việc Cao Dĩ Tường đột ngột qua đời đã tăng độ chú ý của nhiều người, việc coi thường bảo toàn sự sống, an nguy trong một chương trình thực tế như vậy đã đến lúc phải cảnh tỉnh lại.
Mấy năm gần đây, các chương trình thực tế đã trở thành “cổ máy hái ra tiền” và cũng là nơi để các minh tinh kiếm tiền nhanh và đồng thời cũng là nơi để tỏa sáng. Chính vì vậy, việc kêu gọi các bộ phận liên quan thắt chặt an toàn nên được triển khai sớm hơn.
Theo các tư liệu được công khai cho thấy, trợ lý của Thích Tiểu Long vì quay chương trình Celebrity Splash đã bị chết đuối; Hà Cảnh từng vì quay chương trình Kinh hỷ số 1 bị dị vật làm tổn thương; Trương Kiệt tham gia chương trình Vương bài đối vương bài đã gặp phải tình trạng não thiếu oxi nên ngất xỉu; Trương Nghệ Hưng quay Thử thách cực hạn ngất xỉu; Đặng Siêu bị nứt xương vai vì quay Keep Running trong ngày mưa; Lý Tiểu Bằng cùng các ngôi sao khác vì quay Chase Me mà gặp phải vấn đề sức khỏe, chuột rút,… Những kết quả này cho thấy các chương trình này không hề quá xem trọng tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ, và công tác bảo vệ an toàn cũng không được chu đáo.
Khi bên nhà sản xuất chương trình và bên phía nghệ sĩ rơi vào tình trạng tương trợ lẫn nhau thì hai bên sẽ rơi vào vòng xoáy không thể thoát ra. Chính vì vậy, ngay ở thời điểm đó rất cần một lực tác động từ bên ngoài. Những câu hỏi ngắn gọn như tập thể diễn viên có thể phát huy được nhiều tác dụng hơn hay không trong việc tìm kiếm quyền lợi, có thể hạn chế được thời gian làm việc hay không đồng thời đem những điều khoản oái oăm gạch bỏ hay không,…
Khi xâu chuỗi lại tất cả và tìm cách giải quyết thì tin chắc rằng các ngành nghề mới có thể chào tạm biệt sự phát triển của mầm móng căn bệnh, “các Cao Dĩ Tường” mới có thể yên tâm làm việc.