Mấy ngày nay, truyền thông Trung Quốc có những sự tranh luận gay gắt về những tiểu thịt tươi, “nghệ nhân nương pháo”, nhưng bất ngờ rằng những trận khẩu chiến này lại dẫn đến sự quan tâm, chú ý “cao độ” của các nước bên ngoài, không những kinh động đến BBC của nước Anh mà ngay cả báo chí Hàn Quốc cũng đã lên tiếng thanh minh. (Nhiều cư dân mạng cho rằng các tiểu thịt tươi nước họ là bị ảnh hưởng sâu sắc từ Hàn Quốc nên mới có cuộc thanh minh này).
Tờ Aju Business Daily Hàn Quốc giải thích đối với người Hàn Quốc mà nói nếu như thần tượng Kpop có đầu tóc, khuôn mặt dịu dàng, một làn da “ướt át” hay tô son đánh phấn thì sẽ được gọi với cái tên “Hoa mỹ nam”. Dù xét về phương diện từ ngữ hay gì đi chăng nữa thì ba chữ này dù sao vẫn dễ nghe hơn “nương pháo” (nữ tính hóa) của Trung Quốc.
Cho dù là vấn đề toàn dân đi chăng nữa, nhưng “hoa mỹ nam” và “hình nam” đối với xã hội Hàn Quốc mà nói thì những cuộc thảo luận về nó đã tồn tại đến nay đã ít nhất 10 năm rồi. Từng có người phát ngôn, nhìn nhận “hoa mỹ nam” dưới con mắt ác ý, đồng thời cho rằng những thiếu nữ không hiểu chuyện mới đi thích loại hình này, nhưng sau mọi chuyện chúng được quy kết vào một điểm đó là “thẩm mỹ không giống nhau”. Và họ cho rằng, bất luận là nam sinh hay “hoa mỹ nam” hay thậm chí là “hình nam” đi chăng nữa thì chúng đều thuộc về sự đánh giá của vẻ bề ngoài, không có bất kỳ mối quan hệ gì với bên trong họ đang làm.
Hơn nữa, mọi người đều đã biết Hàn Quốc là một quốc gia thực thi chế độ nghĩa vụ quân sự khắc nghiệt nhất thế giới, mỗi một người thành niên có sức khỏe đều bắt buộc phải nhập ngũ, bất kể là thần tượng có danh tiếng tốt cỡ nào, nhân khí có cao bao nhiêu đi chăng nữa, nếu như đã đến tuổi đều phải cắt tóc húi cua bước vào thời kỳ chịu sự huấn luyện nghiêm khắc trong quân đội. Vì vậy, rất nhiều người Hàn Quốc xây dựng cho mình cái ý nghĩa, chỉ có từ trong quân đội bước ra mới có thể trở thành một nam nhân chân chính, làm gì có cái chuyện gọi là “nương pháo” cơ chứ?
Đừng nói đến quân đội, kể cả những người đàn ông Hàn Quốc bình thường, bất luận là ở trong khuôn viên trường hay nơi làm việc, thậm chí là đang đi trên đường họ đều giữ cho mình vẻ bề ngoài gọn gàng, sạch sẽ, ăn mặc tề chỉnh và họ cho rằng đây chính là lễ nghi cơ bản nhất cần phải có. Nếu như việc trọng hình thức bên ngoài của họ được gọi là “nương pháo” vậy thì đàn ông nơi đây đều đạt được vị trí quán quân của danh hiệu này rồi.
Không lâu trước khi World Cup 2018 diễn ra lễ bế mạc, Jo Hyeon-woo của đội Hàn Quốc dù đã chạy cật lực 90 phút trên sân nhưng tóc của anh ấy lại không hề rối bù, cộng thêm làm da trắng nõn của mình mà anh đã bị không ít dân mạng hiểu lầm là “bậc thầy trang điểm”.
Trước đó, Nhật báo Nhân Dân cũng từng phát ra một bài văn: “Cái gì là khí chất nam nhân nên có hôm nay”, trong đó chỉ ra rằng họ cũng không tán thành với cách nghĩ “nương pháo”, “nam không ra nam nữ không ra nữ” có tính hạ thấp hay gièm pha gì cả nhưng cách xưng hô này trong thanh thiếu niên, đặc biệt là các minh tinh ít nhiều gì cũng sẽ có ảnh hưởng, nếu muốn biểu thị mình là người có sức khỏe, có thẩm mỹ tốt thì nên có trách nhiệm với xã hội và có tinh thần gánh vác để trở thành những thần tượng chân chính.
Bạn nghĩ sao về việc đài CCTV của Trung Quốc đang hạn chế sự xuất hiện của các nam nghệ sĩ “nữ tính hóa” cũng như lời đáp trả từ phía truyền thông Hàn Quốc?