Phim Ảnh

Trung Quốc đã đem lại nguồn thu khổng lồ như thế nào đối với 'bom tấn' Hollywood?

Joyce
Chia sẻ

Hiện nay Trung Quốc đã trở thành thị trường điện ảnh lớn đứng thứ 2 trên thế giới, đất nước tỷ dân này đang thực hiện chính sách không ngừng “mở cửa” đối với điện ảnh nước ngoài.

Hiện tại ngày càng nhiều phim điện ảnh nước ngoài được công chiếu ở Trung Quốc. Thời gian công chiếu của những bộ phim này cũng ngắn lại gần với thời gian được công chiếu ở quốc tế, thậm chí Trung Quốc thực hiện chính sách công chiếu đồng bộ với nước ngoài. Điển hình như thời gian bắt đầu công chiếu Biệt đội siêu anh hùng 2Fast & Furious 7,… vào năm 2015 chiếu tại Trung trễ hơn 10 ngày so với quốc tế, bộ phim hoạt hình Phi vụ động trời vào năm 2016 ở Trung Quốc được công chiếu cùng thời gian với nước ngoài và bộ phim Thế giới khủng long thậm chí còn công chiếu sớm hơn nước ngoài hai ngày. Có thể nói, phía người đầu tư nước ngoài cũng nhận được lợi ích không nhỏ từ chính sách “mở cửa” công chiếu đồng bộ này.

Từ ngày 12 tháng 11 năm 1994, bộ phim điện ảnh Kẻ đào tẩu là tác phẩm Hollywood đầu tiên được công chiếu ở Trung Quốc, và vào năm 1995 trở đi, mỗi năm sẽ có ít nhất 10 bộ phim nước ngoài được mua về công chiếu ở nội địa. Việc thực hiện chính sách không ngừng “mở cửa” đối với điện ảnh nước ngoài này không chỉ giúp Trung Hoa mở ra “cánh cửa” rộng lớn ở nền điện ảnh toàn cầu, mà đồng thời còn giúp cho sự nghiệp điện ảnh Trung Quốc đi đến bước phát triển rộng lớn.

Sau thành công về doanh thu phòng vé của bộ phim Kẻ đào tẩu, năm 1995, những tác phẩm như Lời nói dối chân thực, Vua sư tử, Cuộc đời của Forrest Gump,… cũng đã “làm mưa làm gió” ở thị trường điện ảnh Trung Quốc. Tiếp sau đó có thể nói là thời đại hoàng kim khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc là những tác phẩm Hollywood như Giải cứu binh nhì Ryan, The Perfect Storm, Gài bẫy, Trận Trân Châu cảng, Titanic,

Hiện nay những bộ phim nước ngoài có thể đồng bộ công chiếu ở Trung Quốc không chỉ vì chính sách “mở cửa, mà quan trọng nhất là thị trường điện ảnh Trung Quốc ngày càng rộng lớn, thu hút những bộ phim điện ảnh nước ngoài xâm nhập vào nội địa. Dân nhập cư của Trung Quốc không ngừng tăng lên, nên những yêu cầu về văn hóa - giải trí của nền điện ảnh nội địa cũng vì thế mà tăng cao. Vì vậy, việc đồng bộ thời gian công chiếu ở nội địa với nước ngoài không chỉ đáp ứng được nhu cầu giải trí của các khán giả, mà còn khai thác được những tiềm năng cực hạn của các tác phẩm đó.

Theo thống kê biểu thị, tổng doanh thu phòng vé của điện ảnh Trung Quốc năm 2015 đạt hơn 44 tỷ Nhân dân tệ, trở thành thị trường điện ảnh lớn thứ 2 toàn cầu. Vào tháng 2 năm 2016, tổng doanh thu phòng vé của điện ảnh Trung Quốc đạt được 1 tỷ USD, lần đầu vượt qua được cả doanh thu của nước Mỹ (Nước Mỹ vào tháng 2 năm 2016 tổng doanh thu phòng vé thu về được 870 triệu USD). Thị trường điện ảnh Trung Quốc có thể nói sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nữa ở tương lai sau này.

Có thể nói điện ảnh đã trở thành nhịp cầu kết nối Trung Quốc với thế giới, đẩy mạnh việc giao lưu, hợp tác văn hóa của Trung Quốc và nước ngoài. Vào tháng 4 năm 2014, trong giai đoạn diễn ra buổi liên hoan phim điện ảnh quốc tế Bắc Kinh, Trung-Anh đã ký bản hiệp định “thỏa hiệp hợp tác quay phim điện ảnh Trung - Anh”. Theo bảng hiệp định quy định, hai nước đồng ý hợp tác cùng nhau để chế tác những bộ phim điện ảnh.

Chính sách “mở cửa” của thị trường điện ảnh Trung Quốc không phải chỉ đơn phương một phía, mà hiện nay có nhiều bộ phim điện ảnh Trung Quốc cũng được đồng bộ công chiếu ở nước ngoài. Theo kế hoạch thúc đẩy, mỗi tháng sẽ có ít nhất một bộ phim nội địa được công chiếu đồng bộ với Trung Quốc ở các thành phố lớn của nước ngoài. “Theo nghiên cứu cho thấy, điện ảnh Trung Quốc ở thị trường nước ngoài rất được khán giả đón nhận” - Đổng sự trưởng nhà đầu tư sản nghiệp văn hóa người Hoa cho biết. Ông còn chia sẻ: “Có 45 nghìn người Hoa kiều sinh sống ở nước ngoài trên toàn quốc vô cùng yêu thích nền văn hóa giải trí Trung Quốc, tỷ lệ này ở những du học sinh ở nước ngoài tăng cao, vì vậy những người dân nói tiếng phổ thông cũng ngày càng tăng lên”.

Bên cạnh đó, hiện nay khán giả ở khắp các nước có thể bình luận, quan tâm hay giao lưu với nhau về các bộ phim điện ảnh thông qua các phần mềm như Weixin, Weibo, Wechat,… Như vậy có thể giúp khán giả các nước quan tâm, hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như lịch sử của quốc gia đối phương.

Chia sẻ

Bài viết

Joyce

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất