Phim Ảnh

'Trải nghiệm điểm chết': Thông điệp ý nghĩa nhưng kịch bản còn quá nhiều ‘sạn’

Minh Thông
Chia sẻ

"Flatliners 2017" (Trải nghiệm điểm chết) sau khi công chiếu vào ngày 03.11 đã thu về 16 triệu đô (tính đến thời điểm này). Nếu so với những dòng phim kinh dị đã được công chiếu trong năm nay thì doanh số này là cực kỳ thảm hại.

Flatliners (Trải nghiệm điểm chết) sau khi công chiếu vào ngày 29.9 đã thu về 16 triệu đô (tính đến thời điểm này). Nếu so với những dòng phim kinh dị đã được công chiếu trong năm nay thì doanh số này là cực kỳ thảm hại.

Bộ phim bắt đầu với 4 bác sĩ thực tập trẻ tuổi và đầy tham vọng. Một Courtney (Ellen Page) luôn bị ám ảnh về cái chết của cô em gái suốt 9 năm, một Sophia (Kiersey Clemons) bị ép phải trở thành bác sĩ bởi một người mẹ độc đoán, một Marlo (Nina Dobrev) ‘hot girl’ chính hiệu với gia thế khủng và thành tích học tập đáng nể, hay một ‘bad boy’ Jamie (James Norton) giàu có và cực kỳ trăng hoa và cuối cùng là anh chàng Ray (Diego Luna) giỏi nhất trong nhóm - một cựu lính cứu hỏa với ước mơ trở thành bác sĩ.

Nhìn chung bộ phim khai thác tốt yếu tố tâm lý và diễn biến nội tâm của từng nhân vật. Mức độ hài hước được thêm vào nhằm giảm sự căng thẳng cũng không bị gượng gạo, diễn viên thì ngoài Ellen Page (được biết đến qua Juno, Inception), hay một Nina Dobrev đã được khán giả biết đến qua series phim đình đám Vampire Diaries thì hầu hết đều là những gương mặt trẻ và mới nhưng diễn xuất cũng khá ổn.

Một điểm cộng nữa là ở khâu tạo hình ‘ma’. Tuy không quá xuất sắc như tạo hình ở một số dòng phim kinh dị nổi tiếng khác (IT, Indicious, Annabelle) thì nói chung ‘nhìn cũng được’. Âm thanh và ánh sáng trong phim cũng được phối hợp và xử lý khá hợp lý, liền mạch với tình tiết và mức độ cao trào của mạch phim.

Khi xem Trải nghiệm điểm chết, fan của dòng phim kinh dị dễ dàng liên tưởng đến những bộ phim khai thác cùng đề tài: liên hệ với ‘cõi âm’ sau đó vô tình kéo theo ‘quỷ dữ’ trở về ‘cõi dương’ (Ouija, The Other Side of the Door, …). Nhưng ‘quỷ dữ’ ở đây không phải là hồn ma hung ác, ‘chém giết tơi bời’ mà chính là ‘ám ảnh’ về những lỗi lầm trong quá khứ của từng nhân vật. Nếu kịch bản phim trơn tru và không có quá nhiều ‘sạn’ thì điểm này thật sự là một sáng tạo của Flatliners, tuy nhiên phim lại không như chúng ta mong đợi.

Lý do khởi đầu cho toàn bộ câu chuyện là việc Courtney muốn thử ‘trải nghiệm’ cảm giác sau khi chết. Nếu mục đích từ đầu cô nàng đưa ra là muốn tạo ra một sự đột phá y khoa về cái chết thì vào cuối phim cô nàng lại lấp lửng về một lý do khác (có vẻ là muốn gặp lại cô em gái đã chết trong vụ tai nạn năm đó) nhưng trong phim lại không hề khai thác kỹ tình tiết này, khiến khán giả khó hiểu rốt cuộc vì sao Courtney lại mạo hiểm mạng sống mình như vậy?

Chi tiết thứ 2 là nhân vật ‘chúa trời’ - Ray. Thật sự không hiểu tuyến nhân vật này xuất hiện trong phim để làm gì? Dụng ý của đạo diễn là chỉ muốn anh ta cứu sống cho ‘mấy người’ muốn thử cảm giác sau khi chết sao? Trong khi đó, những đoạn đối thoại ‘không mục đích’ giữa anh chàng và Marlo chỉ đủ để người xem biết anh ta từng là lính cứu hỏa và…. hết.

Bàn về 3 nhân vật còn lại, mỗi người đều có hoàn cảnh riêng, những lỗi lầm riêng mà họ từng phạm phải. ‘Quất ngựa truy phong’, ‘Chơi xấu bạn, ‘Ngộ sát’. Với những nút thắt ở đầu phim và mở nút ở cuối phim, có lẽ vì phim quá sa đà vào việc khai thác tâm lý từng nhân vật mà khiến phim trở nên 'vội vàng', loãng và ‘đuối’.

Ngay cả cái chết bất hợp lý của Courtney (nếu so về lỗi lầm thì Courtney không hề đáng phải chết như những người còn lại) cũng là một điểm trừ cực lớn. Gượng gạo và hoàn toàn không có mục đích gì ở chi tiết này.

Tựu chung lại thì dù Flatliners mang một thông điểm ý nghĩa - ‘Nhận lỗi và tha thứ cho chính mình’ - nhưng kịch bản phim 'quá tệ' khiến phim cũng không thể cứu vãn nổi. Bất cứ ai đã từng trầm trồ với IT hay Annabelle thì sẽ - phải - thất - vọng với bộ phim này.

Trailer phim Trải nghiệm điểm chết.

Tuy nhiên, nếu các bạn tò mò trải nghiệm về điểm chết như thế nào, thì hãy xem thử nhé.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Thông

Tin mới nhất