Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Dragon Ball: Top 8 điều thú vị về chủng tộc Saiyan mà bạn có thể chưa biết (P.2)

Hãy cùng tìm hiểu về top 8 điều bí ẩn xoay quanh chủng tộc chiến binh Saiyan nhé.

Dragon Ball là 1 trong những thương hiệu anime - manga xứng đáng được đứng ở ngôi vua, khi đã thống trị ngành truyện tranh trong suốt 35 năm. Đặc biệt là khi trở lại mạnh mẽ với phần phim Dragon Ball Z: Kami no Kami (tựa Việt "Bảy Viên Ngọc Rồng: Trận chiến giữa những vị Thần") vào năm 2013, thương hiệu này đã có những biến chuyển ngày càng mạnh mẽ hơn trước, mở rộng hơn trước, gây tiếng vang hơn trước.

Tuy nhiên, cũng chính vì vũ trụ Dragon Ball rất rộng, mà chúng ta có thể lỡ "bỏ quên" 1 số thông tin thú vị, thậm chí là thông tin đó còn được giấu kín cho đến khi được tiết lộ. Và 1 trong số đó chính là những điều bí ẩn xoay quanh chủng tộc hiếu chiến bậc nhất Dragon Ball - người Saiyan đó.

Trong bài trước, chúng ta đã điểm qua top 4 điều đầu tiên rồi. Vậy, hãy cùng điểm tới 4 điều thú vị cuối cùng nhé.

5. Cơn thèm ăn khủng khiếp

Dragon Ball: Top 8 điều thú vị về chủng tộc Saiyan mà bạn có thể chưa biết (P.2) Ảnh 1

Do có sức mạnh lớn hơn, khả năng trao đổi chất mạnh hơn mà yêu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của người Saiyan cũng cao hơn rất nhiều so với người Trái Đất. Do đó, cơn thèm ăn và lượng thức ăn mà họ tiêu thụ trong mỗi lần ăn cũng cao hơn nhiều, thậm chí còn có thể nói là quá sức khủng khiếp. Theo tính toán, lượng thức ăn họ cần gấp từ 30 đến 40 lần người thường để duy trì sự trao đổi chất.

Sau khi Giải đấu võ thuật thế giới lần thứ 21 kết thúc, khi chỉ mới 12 tuổi, Goku đã vội vàng đánh bay tới... 50 phần ăn, thậm chí vẫn còn muốn ăn thêm món tráng miệng. Cậu cũng dễ dàng chén sạch 1 con cá nướng khổng lồ trong nháy mẳt, và nếu nhịn ăn quá lâu thì Goku sẽ yếu đến mức... không thể làm được chuyện gì cả. Các Saiyan khác như Vegeta lẫn Saiyan lai như Gohan cũng có biểu hiện tương tự, thậm chí phản ứng thèm ăn của Gohan còn mạnh hơn sau khi cậu đạt được hình thái Super Saiyan.

Người Saiyan rất dễ ăn, họ gần như không có sự yêu thích đặc biệt gì với 1 món ăn cụ thể, mặc dù họ có vẻ thích thịt hơn bất cứ thứ gì khác.

6. Mạnh đến mức nào đó thì đuôi sẽ không mọc lại nữa

Dragon Ball: Top 8 điều thú vị về chủng tộc Saiyan mà bạn có thể chưa biết (P.2) Ảnh 2

Đuôi là 1 trong những đặc điểm sinh lý nổi tiếng nhất của người Saiyan, tất nhiên rồi. Chúng giúp họ giữ thăng bằng tốt hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng cả đến sức mạnh của họ. Về cơ bản, nó là một bộ phận đặc biệt nhạy cảm. Khi bị tóm hoặc bị thương, nó gây ra nỗi đau lớn cho chủ nhân, khiến họ bị rút hết sức lực và gây bất động toàn bộ cơ thể trong 1 khoảng thời gian. Tuy nhiên, những người Saiyan nào đã trải qua quá trình khổ luyện thì có thể khắc phục được điểm yếu này, như Vegeta và Nappa, hay Goku sau này.

Dragon Ball: Top 8 điều thú vị về chủng tộc Saiyan mà bạn có thể chưa biết (P.2) Ảnh 3

Nhờ có chiếc đuôi này, họ có thể chuyển sang dạng Khỉ Đột có sức mạnh khổng lồ khi nhìn thấy trăng tròn. Nếu chiếc đuôi bị cắt, cơ thể họ sẽ trở về dạng bình thường, và nó sẽ có thể mọc lại nếu Saiyan đó gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, một khi người Saiyan đạt đến một mức độ sức mạnh nhất định, cơ thể của họ sẽ coi phần đuôi là một phần phụ không cần thiết. Chiếc đuôi này sẽ có 8% cơ hội mọc lại, nhưng sẽ không mọc nếu sức mạnh nguyên bản của họ đã vượt qua hình dạng Khỉ Đột rồi.

Tuy nhiên, thực tế việc chiếc đuôi của người Saiyan biến mất là bởi qua thời gian dài, Akira Toriyama đã nhận ra rằng chiếc đuôi của họ... chẳng hợp với trang phục, và thế là ông đã cho những chiếc đuôi đó đi vào quên lãng.

7. Giác quan tuyệt vời

Người Saiyan trong Dragon Ball có khứu giác rất nhạy bén. Khi còn nhỏ, Goku từng dễ dàng ngửi thấy mùi hương của Quy Lão trên viên đá mà ông ném vào trong rừng. Goku thậm chí còn khẳng định khứu giác của mình ngang hàng với một con chó, tức vượt trội hơn nhiều so với con người. Chính vì lý do này, Goku đã gần như bất tỉnh trước Bacterian, bởi cuộc đời hắn... chẳng chịu tắm hay đánh răng bao giờ.

Xúc giác và thính giác của người Saiyan cũng rất vượt trội, cho phép họ cảm nhận được các rung động trong lòng đất và chuyển động trong không khí. Điều này rất có lợi trong chiến đấu, khi việc cảm nhận này giúp họ phần nào phản ứng được với những đối thủ có tốc độ cao, hay chiến đấu trong trường hợp tầm nhìn bị hạn chế.

Bên cạnh đó, thị lực của Goku cũng vượt xa người Trái Đất, dễ dàng nhìn được đối tượng từ khoảng cách rất xa trong khi Bulma thì không thể.

8. Tế bào S

Dragon Ball: Top 8 điều thú vị về chủng tộc Saiyan mà bạn có thể chưa biết (P.2) Ảnh 4

Không phải bất cứ người Saiyan nào luyện tập cũng sẽ trở thành Super Saiyan. Để làm được điều đó, cơ thể người Saiyan phải có đủ lượng tế bào S. Khi tế bào S đạt mức nhất định, nếu xảy ra một cơn bùng nổ sự giận giữ thì lượng tế bào S sẽ tăng lên đột biến và cơ thể sẽ biến đổi. Đó chính là Super Saiyan. Hầu hết người Saiyan đều sở hữu tế bào S dù không nhiều lắm. Gohan, Goten, Trunks, Cabba, Caulifla, Kale có thể hóa Super Saiyan dễ dàng do sở hữu cực nhiều tế bào S.

Để tăng lượng tế bào S và hóa Super Saiyan, người Saiyan đó cần có một tâm hồn thư thái. Hầu hết người Saiyan đều gặp khó khăn để đạt được điều này, đó là lý do mà Super Saiyan đã không xuất hiện trong một thời gian dài và đã trở thành một phần của truyền thuyết. Tuy nhiên, tế bào S nhiều là chưa đủ, người Saiyan cũng phải đạt một ngưỡng sức mạnh nhất định.

Dragon Ball: Top 8 điều thú vị về chủng tộc Saiyan mà bạn có thể chưa biết (P.2) Ảnh 5

Goku đã hóa Super Saiyan là do anh có chỉ số sức mạnh cao, lượng tế bào S nhiều do có một tâm hồn thư thái. Đồng thời cơn giận giữ tột độ khi Krillin bị giết hại đã làm lượng tế bào S trong cơ thể anh tăng vọt đến ngưỡng có thể hóa Super Saiyan. Đây có thể là nguyên do giúp cậu con trai út của Goku - Son Goten có thể hóa Super Saiyan 1 cách dễ dàng dù cường độ tập luyện của cậu không cao, bởi cậu đã được thừa hưởng tế bào S từ Goku.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yasha

Được quan tâm

Tin mới nhất