Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Thực trạng đắng lòng: Khán giả nam không mặn mà với phim truyền hình, nhà sản xuất cũng chẳng cần đến

Từ kịch bản, lựa chọn diễn viên, tất cả đều hướng tới khán giả nữ. Câu hỏi đặt ra là Liệu còn có phim truyền hình nào dành cho nam giới trong tương lai?

Phim truyền hình không cần khán giả nam?

Năm 2015, Hoa Thiên Cốt lên sóng phá kỷ lục về lượng người xem với hơn 20 tỷ lượt truy cập theo dõi. Từ đây, mùa xuân của phim nữ chủ bắt đầu: Võ Mỵ Nương Truyền Kỳ, Cẩm Tú Vị Ương, Hoan Lạc Tụng... lần lượt ra mắt và rất được yêu thích. Cùng trong thời gian này, Thanh Vân Chí chuyển thể từ Tru Tiên được coi là mở màn cho kỷ nguyên chuyển thể tiểu thuyết dành cho nam. Tuy vậy, so với phim cho nữ, những bộ IP kinh điển này khi cải biên không tránh khỏi số phận bị flop, danh tiếng giảm sút.

Thực trạng đắng lòng: Khán giả nam không mặn mà với phim truyền hình, nhà sản xuất cũng chẳng cần đến Ảnh 1

Theo số liệu do Weiying công bố vào tháng 3 năm 2017, số người quan tâm đến phim ảnh ở Trung Quốc là khoảng 120 triệu người: 42% trong số họ là nam giới và 58% là nữ giới. Thống kê đối với khán giả xem TV, con số thậm chí còn chênh lệch hơn: khán giả nữ khoảng 69%, trong khi khán giả nam chỉ là 31%.

Thực trạng đắng lòng: Khán giả nam không mặn mà với phim truyền hình, nhà sản xuất cũng chẳng cần đến Ảnh 2

Tỷ lệ khán giả không cân bằng đã dẫn đến xu hướng sản xuất phim dành cho phụ nữ là chủ yếu. Nhìn vào Ở Rể - từ một tác phẩm thiên về phái mạnh được chuyển thành phim truyền hình ngọt ngào - chính là dấu hiệu thỏa hiệp cho hiện trạng này.

Thực trạng đắng lòng: Khán giả nam không mặn mà với phim truyền hình, nhà sản xuất cũng chẳng cần đến Ảnh 3

Những năm qua, lý do khiến cánh mày râu né tránh phim truyền hình là Đam mỹ cải biên và Lưu lượng. Kể từ sau thành công vô tiền khoáng hậu của Trấn Hồn và Trần Tình Lệnh, các đơn vị sản xuất hết sức đầu tư cho phim đam mỹ. Sơn Hà Lệnh, Hạo Y Hành, Sát Phá Lang,... đều đã và đang chờ lên sóng, sau đó là hàng chục dự án khác chuẩn bị được chuyển thể. Khán giả nữ mê mệt, nhưng trai thẳng thì không mấy mặn mà.

Căn nguyên vì khán giả nam không đu idol?

Năm 2019, một bài đăng thể hiện sự nghi ngờ về độ nổi tiếng của Châu Kiệt Luân do super topic (tương tự như group, do fan duy trì hoạt động) của anh ít tương tác. Tranh cãi nổ ra, đa số fan Châu Kiệt Luân cho hay họ chẳng biết super topic là cái khỉ gì, tự nhận mình đã quá già, không theo kịp giới trẻ. Trong thời đại mà lưu lượng quyết định tất cả, nếu các fan nữ thi nhau "cày số liệu" cho idol thì các fan nam có phần lười hơn. Một anh chàng chia sẻ: "Ban đầu cày bảng xếp hang thì cũng ok, nhưng về sau ngày nào cũng lặp đi lặp lại như vậy thấy nhạt nhẽo lắm... "

Thực trạng đắng lòng: Khán giả nam không mặn mà với phim truyền hình, nhà sản xuất cũng chẳng cần đến Ảnh 4

Ở một khía cạnh nào đó, nam giới không phải không thích đu idol, mà là không thích đu idol giống những người hâm mộ khác trong fandom. Ví dụ fan nữ sẽ mạnh tay chi tiền mua sản phẩm thần tượng phát hành, mua cả đồ dùng trang sức phụ kiện giống với thần tượng. Theo thống kê, trong số những người hâm mộ mua đồ giống người nổi tiếng, phụ nữ chiếm 76% và nam giới chỉ chiếm 24%. Điều này góp phần giải thích vì sao nhu cầu của khán giả nam đối với phim ảnh đang bị ngó lơ. Bởi lẽ ngay cả khi tác phẩm được lòng nam giới, nhà sản xuất cũng không thể thu lợi nhuận từ họ.

Thực trạng đắng lòng: Khán giả nam không mặn mà với phim truyền hình, nhà sản xuất cũng chẳng cần đến Ảnh 5

Tất nhiên không thể đổ lỗi cho khán giả nam. Những thất bại liên tiếp của phim chuyển thể từ truyện cho phái nam đã khiến hầu hết cánh mày râu thất vọng. Bên cạnh đó, sự ra đời ồ ạt của các lưu lượng tiểu sinh cùng văn hóa fandom kỳ quặc cũng thôi thúc khán giả nam bỏ xem phim truyền hình. Nhiều lưu lượng có năng lực không tỷ lệ thuận với ngoại hình và thu nhập. Họ đẹp trai, nổi tiếng nhưng không kính nghiệp, kỹ năng diễn xuất kém song thu nhập vẫn thuộc hàng khủng.

Xu hướng của các nhà làm phim

Nhu cầu của khán giả cuối cùng sẽ được phản ánh trong quá trình sản xuất nội dung, lựa chọn diễn viên, chiến lược marketing và các khía cạnh khác của phim ảnh. Từ Á sang Âu, vai trò của phụ nữ được nâng tầm hơn. Đơn cử như trong Ở Rể, nhân vật Tô Đàn Nhi hấp dẫn bởi vẻ dễ thương mà mạnh mẽ độc lập, hay Diệp Khinh Mi trong Khánh Dư Niên tuy không xuất hiện nhiều nhưng sự tồn tại của nàng như vầng hào quang xuyên suốt toàn tác phẩm.

Thực trạng đắng lòng: Khán giả nam không mặn mà với phim truyền hình, nhà sản xuất cũng chẳng cần đến Ảnh 6

Dù thế, đây cũng có thể là con dao hai lưỡi bởi nếu không khéo léo, thái độ của các nhà sản xuất giống như đang xu nịnh hơn là thật sự tôn trọng nữ giới. Thực tế khán giả nữ rất nhạy cảm, Tôi Là Dư Hoan Thủy vì một câu thoại châm biếm nữ quyền mà phải đối mặt với lượt rate một sao như bão táp, tỉ suất người xem tụt dốc thê thảm. Qua đó đòi hỏi phim truyền hình xoay quanh phụ nữ cần thận trọng hơn trong tương lai.

Thực trạng đắng lòng: Khán giả nam không mặn mà với phim truyền hình, nhà sản xuất cũng chẳng cần đến Ảnh 7

Vài năm trước, Lương Kiếm, Sĩ Binh Đột Kích, Tiềm Phục,... và các phim lấy chủ đề chiến tranh, quân đội đều tạo nên cơn sốt rating. Phim cổ trang như Đại Tần Đế Quốc mang màu sắc lịch sử cũng đạt danh tiếng tốt, được đông đảo khán giả nam theo dõi. Tuy nhiên thể loại này đang có xu hướng giảm dần.

Giờ đây, "Phim truyền hình nào đáng xem?" trở thành câu hỏi thường gặp ở rất nhiều cánh mày râu.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Kiều My

Được quan tâm

Tin mới nhất