Phim Ảnh

'Tấm Cám: Chuyện chưa kể' đã cứu phim Việt như thế nào?

Duy Vũ
Chia sẻ

Sau 10 ngày, tác phẩm chỉ đạo đầu tay của Ngô Thanh Vân đã thu về trên 33 tỷ - số liệu cập nhật từ nhà phát hành, Tấm Cám: Chuyện chưa kể sẽ trở thành một trong những phim Việt ăn khách nhất năm 2016.

Nhưng vẫn còn một điều đặc biệt chưa kể hoặc sẽ được kể, đó là Tấm Cám đã vượt qua mọi sóng gió để thu về được chừng ấy doanh thu khi đã mất đi 40% thị phần rạp. Một trường hợp gần như không thể xảy ra nếu nhắc lại những Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Em là bà nội của anh hay Quả tim máu vì cả ba đều có màn ra mắt sóng yên biển lặn thay vì phải nhập nhằng, đấu đá quyết liệt trên phương diện truyền thông.

1_1075589

Khi dư luận đã lắng lại, Tấm Cám cũng bắt đầu bước vào vòng đời của một bộ phim nhằm bán vé và thu lời, thì cũng là lúc sức mạnh vốn có của nó ngoài những lùm xùm quảng bá đã trỗi dậy. Ngay lúc này, chứ không phải trước đó, Tấm Cám mới là “một bộ phim quốc dân” thật sự nhờ vào giá trị mà nó truyền tải.

Một triệu đô cũng làm được phim fantasy

tamcam

Ngô Thanh Vân trong vai Dì ghẻ, Ninh Dương Lan Ngọc vai Cám và Hạ Vi vai Tấm.

Ngô Thanh Vân đã giữ đúng lời hứa trong việc tiên phong làm thể loại phim kỳ ảo. Dẫu còn nhiều lỗi, nhưng Tấm Cám đã chứng minh được điều quan trọng nhất mà chưa có phim Việt nào làm được: tối ưu hoá chi phí và sử dụng tiền đầu tư hiệu quả.

So với Fan cuồng (kinh phí 26 tỷ), Sống cùng lịch sử (21 tỷ), Mỹ nhân (16 tỷ)…, rõ ràng, người xem dễ dàng cảm nhận được trải nghiệm vượt trội do Tấm Cám mang lại. Một tác phẩm tham vọng đến mức liều lĩnh, đã cải biên câu chuyện cổ tích quen thuộc về huyền thoại nàng Tấm được Thái tử lựa chọn làm hoàng hậu. Nhưng chàng vì phụng mệnh giang sơn, giữ gìn bờ cõi đã phải ra trận đánh giặc để hoàn thành sứ mệnh.

The Huntsman: Winter's War kinh phí trăm triệu đô nhưng vẫn gây thất vọng.

The Huntsman: Winter's War kinh phí trăm triệu đô nhưng vẫn gây thất vọng.

Trong khi The Huntsman: Winter's War, Alice in Wonderland, Maleficent phải tiêu tốn của Hollywood số tiền lần lượt 164 triệu USD, 200 triệu USD, 264 triệu USD - tức là gấp cả trăm lần Tấm Cám để chuyển thể thành công những nguyên tác cổ tích lên màn ảnh, vậy mà Ngô Thanh Vân chỉ với 22 tỷ đồng trong tay, không thể xin thêm nhà tài trợ duyệt mức 30 tỷ để tự tin tuyên bố trong buổi công chiếu đầu tiên. Người ta nói cô lợi dụng lòng tự tôn dân tộc, kêu gọi ủng hộ Tấm Cám tức ủng hộ phim Việt là vô lý, thậm chí giọt nước mắt tràn ly cũng bị cho là giả tạo, làm màu để gây áp lực cho CGV. Nhưng họ không hề biết, hoặc không đủ kiên nhẫn để nghe cô giải thích bộ phim kỳ ảo mà cô làm ra thậm chí còn chưa bằng tiền casting diễn viên của các dự án Hollywood.

Ngô Thanh Vân đã đảm bảo được những tiêu chí cơ bản mà khán giả mong đợi xem bộ phim của cô: phục trang rực rỡ, bối cảnh cung đình nguy nga, hiệu ứng tạm ổn và những màn chiến đấu kịch tính vốn là yếu điểm của phim cổ trang Việt. Nghĩa là trong trường hợp Tấm Cám được rót vào 30 tỷ, hay một dự án nào đó sẽ đánh bại kỷ lục đầu tư vốn quanh quẩn ở cột mốc 1 triệu USD thành 2 triệu, 3 triệu và cùng sự tính toán từng li từng tí như Ngô Thanh Vân đã làm, chắc chắn, sẽ còn những bất ngờ đang chờ khán giả ở phía trước.

Đặt ngang mình với nhà phát hành

2-1-660x1159

Mô hình của thị trường điện ảnh của Việt Nam cũng có đôi chút tương đồng với Hàn Quốc, trùng hợp khi doanh nghiệp Hàn Quốc hiện đang áp đảo thị phần rạp chiếu. Hệ thống sản xuất và phân phối phim được hợp thức theo mô hình chiều dọc, khi phần lớn nhà sản xuất phim cũng sở hữu hệ thống rạp của riêng họ.

Điều này cho thấy, không phải đạo diễn hay nhà sản xuất mà là nhà phát hành mới đang nắm quyền lực độc tôn, buộc các nhà sản xuất muốn phim được chiếu rộng rãi phải chấp nhận tỷ lệ ăn chia như cam kết. Tấm Cám cũng không ngoại lệ. Nhưng trong thông cáo báo chí gửi đi vào hai ngày 17 và 18, CGV đã khẳng định: mọi thoả thuận phần trăm đều phụ thuộc vào BHD và công ty VAA. Hay nói cách khác, CGV đã đưa ra mức giá có lợi cho họ và BHD - VAA cũng làm điều tương tự.

Bao giờ có yêu nhau.

Bao giờ có yêu nhau.

Một cuộc thương lượng sòng phẳng, Tấm Cám đã khước từ con số không xứng đáng với công sức để tự vận hành mà thiếu đi 40% thị phần rạp, và tới bây giờ, đã và đang chạm mốc doanh thu cao hơn nhiều phim Việt do CGV phát hành, được hỗ trợ bài bản như Fan cuồng, Truy sátTaxi, Bao giờ có yêu nhau. Tấm Cám truyền đi thông điệp: các nhà sản xuất, hãy làm ra những bộ phim được yêu thích, trang bị cho nó đầy đủ vũ khí áo giáp nghĩa là họ sẽ có tiếng nói và địa vị ngang hàng với nhà phát hành. Cũng như, chính bản thân bộ phim được yêu đó cũng sẽ thu hút khán giả của 60% thị phần còn lại thay vì phải trông chờ vào cái gật đầu của đối phương.

Và dẫu biết phim Việt ngày nay đã khác với phim Việt của nhiều năm trước, từ nội dung, tiêu chuẩn cho đến kế hoạch quảng bá. Nhưng sau tất cả, những gì đọng lại và cốt lõi để giúp nâng tầm hai từ này cũng chỉ là nội dung và độ thu hút. Tấm Cám là ví dụ điển hình của một phim Việt đã kể được những câu chuyện lớn lao đằng sau. Hãy đón đọc phần hai của bài viết để cùng thảo luận vấn đề: Chính xác thì cần những gì để cứu phim Việt?

Chia sẻ

Bài viết

Duy Vũ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất