Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân': Khi áp lực vô hình đè nặng, tuổi trẻ của chúng ta đã bao lần điên rồ ngông cuồng?

“Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân” là bộ phim thanh xuân vườn trường vui tươi, nhẹ nhàng, Tuy nhiên, ngoài những tiếng cười đôi lúc còn đọng lại trong lòng khán giả những nốt lặng đáng suy ngẫm. Tuổi trẻ của mỗi còn người còn là những lần gục ngã và bùng cháy.

1. Áp lực từ gia đình

Gia đình vốn luôn là một chỗ dựa vững chắc cho mỗi con người. Ở đó có bố mẹ, anh em, ở đó có tình yêu thương vô hạn của những con người có chung dòng máu luôn hướng về sự bình yên, hạnh phúc của nhau. Nhưng đôi khi những yêu thương, kỳ vọng bố mẹ dành cho con cái, ở cái tuổi dở dở ương ương, đang lớn, đang muốn chứng minh bản thân, thì vô tình lại là một gánh nặng tâm lý khiến những trái tim bé bỏng gục ngã.

Trong phim truyền hình Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân, bố mẹ của Dương Tiêu Hòa Mỹ là một ví dụ điển hình. Mẹ của Hòa Mỹ vì hi vọng vào con, cần điểm số để mát mặt mát mày, những lời nói như dao chích vào tim, một sự quan tâm đến tâm tình của con cũng không có, tất cả chỉ là thành tích, tất cả chỉ là áp lực, ép một cô bé đơn thuần như Hòa Mỹ trở nên tâm lý bất ổn, luôn lo lắng về những lời mắng mỏ của mẹ.

Điều ngông cuồng nhất đã làm trong cuộc đời một cô bé ngoan hiền đó là thi gian lận, hỏi bài Hoa Bưu, chép bài Dương Tịch thậm chí là cướp bài Lý Ngư để rồi hoảng sợ đến mức ngất xỉu. Một việc điên rồ như vậy, thử hỏi một người có tâm lý bình thường thì ai dám làm?

Mẹ của Dương Tiêu Hòa Mỹ vốn đã như vậy, cô bé luôn phải sống dưới áp lực đã là một sự tổn thương. Bố mẹ của Dương Tịch, cũng vốn biết con mình học kém nhưng sự kỳ vọng vào con cái cũng không hề kém bất kỳ cha mẹ nào.

Một đứa con mà chỉ có thể đứng sau lưng lặng lẽ nhìn mẹ của mình, không dám bày tỏ, không dám phản kháng

Mẹ Dương Tịch luôn lấy Lý Ngư ra làm tấm gương cho con mình, kể cả chuyện học hành đến tất cả những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Thậm chí còn cưỡng chế luôn cả chuyện sau này Dương Tịch và Lý Ngư có là vợ chồng thật thì cũng có sao.

Một đứa trẻ học kém như Dương Tịch bỗng nhiên làm được bài để bạn chép, nhưng mẹ Dương Tịch lại chẳng tin, luôn cho rằng con mình gian lận. Đến cha mẹ mình còn không tin mình thì thử hỏi Dương Tịch còn có động lực nào, niềm tin nào để chứng minh bản thân mình không ngu ngốc?

Những gánh nặng về tâm lý gia đình luôn là một chướng ngại vật lớn, vô tình khiến những cô cậu học trò trở nên ngông cuồng hơn. Đó là những bùng nổ sau khi bị áp lực đè nén lâu ngày. Thử hỏi ngày xưa chúng ta cũng đã có bao lần như thế? Bao nhiêu người vừa khóc vừa luyện thi? Bao nhiêu người đã từng muốn một lần bùng cháy?

Thanh xuân luôn có những sự không thấu hiểu lẫn nhau giữa các thế hệ không giống nhau. Thanh xuân luôn cần mạnh mẽ nhưng cũng cần yêu thương và thấu hiểu. Thanh xuân luôn có gia đình cạnh bên những lúc khó khăn.

“Bởi vì sợ hãi cho nên nỗ lực để bản thân thoát khỏi nỗi bất an, cho dù phương thức không phải cao minh”

2. Áp lực từ thầy cô

Ngoài gia đình, thầy cô giáo luôn là những người giúp mỗi cô cậu thiếu niên dần dần trưởng thành. Nhưng đôi khi, cũng như cha mẹ, sự kỳ vọng của thầy cô cũng vô tình tạo rất nhiều áp lực cho học sinh của mình.

Đối với học sinh việc học hành tất nhiên là quan trọng nhưng có phải là học sinh là phải bán mạng đến mức liên tục học thêm, liên tục học ngoài giờ, giờ nghỉ trưa giảm xuống còn 30 phút để còn học, giờ thể dục hay môn học phụ phải nhường lịch để ôn thi các môn chính, học tối, học bù, đến giờ ăn trưa cũng phải dành ra vài phút để nhắc nhở chuyện học hành. Tương lai học sinh phụ thuộc rất nhiều vào những bài thi hay những khì thi đại học nhưng liệu rằng việc liên tục học nhiều như thế có thực sự cho ra kết quả tốt hay chỉ là bệnh thành tích?

Và rồi những người học giỏi thì luôn đúng hoặc luôn được bảo vệ, còn người học kém, có ngoi lên được một chút cũng bị phủ nhận. Ở trong Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân, vì vụ việc của Dương Tiêu Hòa Mỹ mà Dương Tịch không tránh khỏi liên can. Nhưng những lời của thầy giám thị một câu Dương Tịch gian lận, hai câu Dương Tịch gian lận thực sự đã làm tổn thương ý chí của một cô bé tuy học kém nhưng đã dốc sức dốc lòng vì một kỳ thi giữa kỳ nhưng cuối cùng lại không được công nhận.

Chúng ta của ngày xưa, chúng ta của bây giờ, những tổn thương ấy, áp lực ấy có còn là vết thương lòng đến tận mai sau? Việc học tập chăm chỉ, tiến bộ nhờ tự nguyện, giác ngộ phải chăng sẽ tốt hơn học hành chống đối vì cưỡng ép? Hãy dũng cảm lên, vì một thanh xuân không uổng phí, tự mình phấn đấu, cố gắng cho một tương lai tốt đẹp. Cùng theo dõi Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân với SAOstar nhé.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vy Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất