Phim Ảnh

School 2017: Mặc dù bị chê tơi tả nhưng vẫn tồn tại thực trạng xã hội đáng quan tâm

Mỹ Trinh
Chia sẻ

"School 2017" vừa lên sóng hai tập đầu tiên với khởi đầu không mấy thuận lợi khi mức rating thấp hơn các bộ phim lên sóng cùng thời điểm. Tuy nhiên bỏ qua những lời chê bai về diễn xuất hay dàn cast thì đằng sau đó bộ phim vẫn đang phản ánh những thực trạng học đường đáng quan tâm tại Hàn Quốc.

Hai tập đầu tiên của bộ phim School 2017 vừa chính thức lên sóng đài KBS2 vào thứ Hai và thứ Ba vừa rồi. Nằm trong series phim học đường ăn khách School từ năm 1999, đây là một trong những bộ phim được chờ đợi nhất mùa hè năm nay.

Tuy nhiên, ngược lại kì vọng của người hâm mộ, School 2017 có vẻ thất thế hơn khi ăn đủ gạch đá từ khán giả vì cốt truyện sáo rỗng, trẻ con và cực kì lỗi thời, bên cạnh đó dàn diễn viên nam quá “dừ” so với nhân vật những cậu học sinh cấp 3 cũng không được đánh giá cao.

Poster chính thức của bộ phim.

Nhưng, chỉ mới khởi đầu với hai tập phim, chưa ai biết liệu School 2017 có thể bức phá hay không. Bỏ qua những lời chê bai cùng với kịch bản “tình yêu gà bông” xoay quanh ba nhân vật không có gì nổi bật, thì bộ phim vẫn đang phản ánh chân thật những thực trạng học đường khắc nghiệt tại Hàn Quốc.

Cấp bậc trong trường là thứ quyết định tất cả

Trong phim, nhà trường đặt ra một tầm quan trọng đối với các bảng xếp hạng, đến mức thầy hiệu trưởng phải yêu cầu các giáo viên đăng xếp hạng của mỗi học sinh trên các bức tường của hành lang một cách nổi bật nhất. Lý do để biện minh cho điều này là để các học sinh trong trường có được động lực để phấn đấu. Nhưng sự thật là, ông ấy chỉ muốn thể hiện cho giám đốc trường học thấy và lo sợ bị hổ thẹn nếu ngôi trường bị đánh giá thấp, thay vì thúc đẩy học sinh học tập một cách chăm chỉ thật sự.

Bảng thành tích phải dán ở nơi nổi bật nhất, nhưng không phải để thúc đẩy học sinh cố gắng học tập vì tương lai của họ mà phải học tập để nâng cao cấp bậc của ngôi trường.

Tại trường học, các giáo viên cũng tuân theo cấp bậc để đối xử với học sinh. Nếu bạn ở một cấp bậc thấp bạn sẽ bị đối xử “xứng đáng” với cấp bậc đó. Đó chính là những gì đang diễn ra thực tế tại các ngôi trường ở Hàn Quốc.

Các câu chuyện về cấp bậc tại trường học được khắc họa rõ nét trong phim.

Cách khen thưởng và hình phạt đi đôi với cấp bậc

Trong phim, áp lực ở trong trường học được khắc họa một cách rõ nét thông qua nhân vật Ra Eun Ho do Kim Se Jeong thủ vai, một cô gái luôn đứng cuối danh sách và bị giáo viên xem thường. Và vì bảng xếp hạng là thứ quyết định tất cả nên nếu bạn đứng top, bạn sẽ có thể hưởng những lợi ích nhất định, cho dù điều đó không công bằng với những người khác. Trong chính ngôi trường này, học sinh xếp hàng để ăn trong phòng ăn theo thứ hạng của mình : Song Dae Hwi ( Jang Dong Yoon ), một học sinh mẫu luôn đứng đầu, dĩ nhiên sẽ ăn đầu tiên, trong khi Ra Eun Ho đứng dưới 200 điểm, sẽ phải ăn những gì còn lại sau cùng.

Những bất công tại trường học xoay quanh cấp bậc mà học phải đạt được.

“Con ông cháu cha” thì luôn được ưu tiên

Trớ trêu thay khi tất cả điểm số và cấp bậc sẽ không còn hiệu lực khi mà bạn là một người có tầm quan trọng đối với những người mang lợi ích lại cho trường, tức nhiên bạn sẽ được ưu tiên. Và nhân vật “con ông cháu cha” được khắc họa trong bộ phim đó chính là Hyun Tae Woon do Kim Jung Hyun đảm nhận, đây sẽ là nhân vật tạo ra bất công trong trường học bởi vì gia thế khủng cùng một ông bố là giám đốc đầu tư.

Vì có mối quan hệ Hyun Tae Woon bất chấp mọi luật lệ trong trường học.

Áp lực thi cử và bắt nạt học đường

Đây là hai vấn đề đã được nhắc đến nhiều lần trong series học đường School, một vấn nạn mà đến bây giờ vẫn chưa tìm được hướng giải quyết hiệu quả nhất. Trong School 2017, áp lực thi cử và bắt nạt học đường lại một lần nữa được xoáy sâu vào để tìm hướng giải quyết. Đặc biệt trong phần 7 của series học đường này, áp lực thi cử sẽ là trọng tâm khai thác. Điều gì sẽ xảy ra khi họ sẽ phải có tới bốn kì thi trong vòng một tháng? Chính điều đó khiến họ lo lắng, căng thẳng, nhạy cảm và trở nên thù địch với nhau. Liệu School 2017 có tìm ra được một hướng giải quyết mới hay không là điều khiến khán giả mong đợi nhất.

Bạo lực học đường trở thành cơm bữa khi áp lực về điểm số tăng cao khiến học sinh trở nên nhạy cảm với tất cả mọi người xung quanh.

Với hai tập vừa được phát sóng, School 2017 đã làm khá tốt khi xây dựng bối cảnh của một trường trung học cùng những vấn đề nóng hổi, phản ánh chân thật hiện trạng khắc nghiệt tại đất nước này. Tuy hai tập đầu tiên, với tình tiết không mấy liên kết, cùng với màu phim mờ nhạt như những năm 80 không biết là do cố ý hay vô tình khiến người xem rất khó chịu thì diễn xuất khá tốt của dàn diễn viên chính, đặc biệt là Kim Se Jeong đã khiến khán giả bất ngờ.

Kim Se Jeong đã có một vai chính đầu tay tương đối tốt, ngoài những phân cảnh gồng mình thể hiện cảm xúc quá đà “mắt chữ A miệng chữ O” thì Se Jeong đã hoàn toàn thu phục khán giả bởi dáng vẻ một cô nữ sinh trung học đáng yêu. Và chỉ với hai tập phim, Kim Se Jeong hoàn toàn chứng minh được cô ấy có một tiềm năng diễn xuất rất lớn.

Kim Se Jeong đã có một vai diễn đầu tay khá tốt.

Ngoài những lúc cố gồng mình “mắt chữ O miệng chữ A” thì diễn xuất của cô gái nhỏ được đánh giá khá cao.

Bên cạnh một nữ chính đáng yêu thì hai chàng trai lại bị đánh giá là “quá dừ” so vai diễn một thanh niên trung học.

Cùng đón xem những diễn biến mới nhất của School 2017 vào khung giờ tối thứ Hai và thứ Ba hàng tuần trên đài KBS2 Hàn Quốc.

Chia sẻ

Bài viết

Mỹ Trinh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất