Phim Ảnh

‘Room’ - Sự cầm tù hay giải phóng tình mẫu tử bất diệt?

Chia sẻ

“Room” mang đến một cuốn phim chân thật, cảm động về hành trình trốn thoát và hậu tự do của hai mẹ con xấu số.

* Lưu ý: Bài viết có thể tiết lộ nội dung phim *

“Nó chỉ thực sự là căn phòng khi cánh cửa được mở ra”, nhưng, trước khi phép màu đó trở thành hiện thực, nơi mà chúng ta gọi là căn phòng, chính là cả thế giới của hai mẹ con Joy Newsome. Một không gian chật hẹp với những nhu yếu phẩm ít ỏi đang viết nên cuốn nhật ký ngang trái trong 7 năm ròng của một cô gái bị cưỡng bức, mang thai rồi sinh con và nuôi dạy con tại đó.

Bi kịch tréo ngoeo trong Room không phải là một câu chuyện hư cấu. Bất hạnh hơn cả trên phim, cô gái người Áo Elisabeth Fritzl đã bị chính cha đẻ của mình cầm tù trong căn hầm tăm tối suốt 24 năm trời. Sự kiện có thật kinh hoàng này đã truyền cảm hứng cho nhà văn Emma Donoghue viết nên cuốn tiểu thuyết đẫm nước mắt mang tên Room. Sau gần 5 năm ráo mực, năm 2015, những trang sách của Room đã được đạo diễn Lenny Abrahamson đưa lên màn ảnh, thông qua diễn xuất của Brie Larson, một phát hiện mới của Hollywood.

Room ghi mình vào danh sách đề cử Oscar ở hạng mục Phim truyện xuất sắc nhất và có nhiều khả năng chiến thắng.

Room ghi mình vào danh sách đề cử Oscar ở hạng mục Phim hay nhất và có nhiều khả năng chiến thắng.

Đến với Room, chúng ta không chứng kiến những phân đoạn cưỡng bức bạo liệt, cũng chẳng phải bước chân vào hành trình tự giải thoát ly kỳ và nghẹt thở của các nhân vật chính. Lenny Abrahamson tạo ra “đứa con” của mình với mong muốn truyền tải một tình mẫu tử không giới hạn hơn là mang đến một cuốn phim giật gân. Room không có những khung hình chăm chút đến bóng bẩy. Room không phải là một tảng trôi với những phép ẩn dụ “đao to búa lớn”. Room giản dị, chân thật và sâu sắc như chính tình yêu thương mà hai mẹ con nhân vật chính giành cho nhau.

Tình mẫu tử vô tận bên trong căn phòng chưa đầy 10 mét vuông

2

Room mở đầu bằng hình ảnh gắn bó của Joy cùng đứa con trai 5 tuổi, Jack. Một vỏ bọc hạnh phúc che lấp cho tấn bi kịch đang giả vờ ngủ yên trong tâm trí người mẹ, hay nói cách khác, cô chưa đủ mạnh mẽ để đối mặt với nó. Đằng sau nụ cười của hai mẹ con là những nỗi niềm khác biệt. Với Joy, đó là sự bất lực của một người mẹ khi phải mị hóa đầu óc con mình nhằm bảo vệ tâm hồn nhạy cảm của đứa bé. Với Jack, đó là nỗi hoài nghi về thế giới mình đang sống. Ranh giới nào giữa thật và giả khi mọi định nghĩa trong đầu bé đang chống lại nhau?

3

Đã 7 năm trôi qua kể từ khi tuổi thanh xuân của Joy bị chôn vùi trong căn hầm đó. Từ một người phụ nữ mạnh mẽ từng dám phản kháng lại gã đàn ông đã hại đời mình, cô tha hóa bản thân thành một kẻ yếu đuối, biết phục tùng. Sự mạnh mẽ trong cô bị giết chết không phải vì bản chất, mà vì một thứ gọi là tình mẫu tử. Giờ đây, cô không sống cho mình, cô sống để chỉ bảo vệ đứa con mà mình đứt ruột sinh ra.

4

Joy sẵn sàng hạ giọng van xin kẻ đã cưỡng hiếp, giam cầm mình để đánh đổi sự an toàn và no đủ cho bé Jack. Thậm chí, cô từng tự huyễn hoặc mình vào một giấc mơ đẹp không có hồi kết với đứa con trai bé bỏng, bên trong căn phòng này mãi mãi. Nhưng, tình yêu của mẹ dành do con không chỉ ủy mị như vậy. Thứ tình cảm thiêng liêng đó giúp người mẹ nhận ra rằng, đã đến lúc phải trả con mình về lại thế giới rộng lớn ngoài kia, nơi đáng lý ra nó phải sống ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời. Một người mẹ, không phải chỉ biết bảo bọc con, mà còn phải dạy cho con đủ mạnh mẽ để bước vào đời.

5

Có quan điểm cho rằng bản chất của sự yêu thương là ích kỷ. Joy cũng yêu đứa con mình mang nặng đẻ đau theo cách đó. Ngày sinh ra Jack, cô chưa từng nghĩ tới chuyện yêu cầu kẻ cưỡng bức mình đem đứa bé ra khỏi căn phòng đó, cho nó một số phận tươi sáng hơn. Có thể, việc bé Jack chào đời giống như một sự cứu rỗi đời cô giữa chuỗi ngày tăm tối. Nhưng có một lý do lớn hơn gấp ngàn lần. Khi sợi dây rốn được cắt đi, một người mẹ sẽ không bao giờ cho phép bản thân rời xa con mình. “Jack không thuộc về ai khác trừ tôi”. Cô không cao thượng như nhiều bà mẹ trong các bộ phim khác, chỉ bởi vì cô là một người mẹ thực sự.

Những phép thử lặng người của cuộc sống

room-pic-2

Room dựng nên cái nhìn song song về thế giới thu hẹp của mẹ con Joy bên cạnh thế giới rộng lớn nơi chúng ta đang sống. Joy đã từng mường tượng ra một viễn cảnh hạnh phúc khi thoát khỏi căn phòng. Nhưng khi bước ra thế giới tươi sáng hằng mong mỏi, cô lại bị cuốn vào vòng xoáy của định kiến và dư luận, đánh mất chính bản thân mình. Một người phụ nữ có thể kiên nhẫn sống trong một căn phòng chật chội suốt 7 năm ròng, nhưng lại ngay lập tức tự sát trước bùa rìu của dư luận. Căn phòng hay thế giới bên ngoài, nơi nào mới thực sự là địa ngục?

6

Room mang đến một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, nhưng cũng đặt ra những câu hỏi sững sờ về tình người. Một ngày có 24 giờ, mẹ cô đã bao nhiêu lần nghĩ về đứa con bị mất tích? Rõ ràng, dù đã từng bị chấn thương tâm lý nặng nề về bi kịch của con gái, nhưng hiện tại bà vẫn đang sống hạnh phúc bên người chồng mới mà không cần đến con mình. Đương nhiên chúng ta chẳng có quyền buộc bà phải tự vẫn theo con gái. Nhưng, cái mà Room chỉ ra trước mắt người xem là một sự thật hiển nhiên đầy đau lòng: thời gian chính là phép thử của tình thương. Nếu một người nói yêu bạn, họ sẽ yêu bạn được trong bao lâu nếu như không còn tiếp xúc với bạn nữa?

Sẽ chẳng có căn phòng nào nếu không có Brie Larson và Jacob Tremblay

7

Brie Larson nhận được đề cử Nữ chính xuất sắc nhất của Oscar lần thứ 88.

Brie Larson và Jacob Tremblay đã có một màn tung hứng ngoạn mục khi hóa thân thành hai mẹ con xấu số. Với Brie, đây là cột mốc quan trọng khẳng định khả năng diễn xuất của cô. Cô không chỉ đơn thuần là diễn xuất, mà là sống trong nhân vật người mẹ. Những ngày tuổi thơ, khi ba mẹ ly dị, Brie từng phải sống trong một không gian chật chội hơn cả căn phòng trong Room. Và ở đó, cũng có một người mẹ dạt dào yêu thương con mình, nhưng bất lực khi phải để con rơi vào khổ cảnh. Chính khối ký ức bi thương này đã giúp Brie hợp nhất một cách hoàn hảo với nhân vật Joy.

8

Nhưng Brie Larson không phải chỉ có một cú ăn may như vậy. Bước ra khỏi căn phòng đó, Brie thể hiện hợp lý và thuyết phục những phân đoạn tâm lý phức tạp. Những cảm giác bức bối, không phải từ căn phòng, mà đến từ chính cái thế giới rộng lớn kia, luôn ẩn hiện trong đôi mắt tràn đầy tình mẹ của cô. Room không chỉ là hành trình biến đổi tâm lý của nhân vật Joy mà cũng chính là cơ hội để Brie chứng tỏ khả năng “tắc kè hoa” của mình trên đấu trường diễn xuất Oscar.

Tài không đợi tuổi, Jacob Tremblay đã thể hiện khả năng nhập vai xuất sắc.

Tài không đợi tuổi, Jacob Tremblay đã thể hiện khả năng nhập vai xuất sắc.

Room, với Jacob Tremblay, là minh chứng cho khả năng diễn xuất bẩm sinh của cậu bé chào đời vào năm 2006 này. Khi nhập vai bé Jack, Jacob không chỉ cho thấy sự tư duy hồn nhiên của một cậu bé 5 tuổi, mà còn là nỗi trăn trở về một thế giới hỗn độn bên trong lẫn bên ngoài căn phòng. Nhân vật Jack vốn là một cậu bé thông minh, đa cảm, và cách mà Jacob thể hiện còn thuyết phục hơn cả thế.

Rm_D17_GK_0115.RW2

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhiều người có thể nhầm lẫn nhân vật Jack là một bé gái bởi Jacob Tremblay đẹp tựa một nữ thiên thần nhỏ trong mái tóc dài óng mượt và gương mặt bún ra sữa. Một điều thú vị là bên cạnh hàng loạt giải thưởng diễn xuất mà Jacob nhận được, cậu còn chiến thắng ở hạng mục Ngôi sao triển vọng của Hiệp hội Phê bình Giải trí Gay và Les.

11

Room, mở đầu bằng hình ảnh của hai mẹ con Joy Newsome trong căn phòng tăm tối, kết thúc bằng hình ảnh cả hai dắt tay nhau bước ra khỏi đó. Hoàn cảnh đã thay đổi, nhưng có một thứ mãi mãi không thay đổi, đó là tình mẫu tử của hai người.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất