Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt

Châu Hải Bình Theo dõi Saostar trên google news

Không bị giới hạn bởi nguyên tác, Cậu Vàng khi được đưa lên màn ảnh đã mạnh dạn kết nối với những nhân vật khác trong “vũ trụ văn học” của nhà văn Nam Cao với mong muốn thể hiện số phận đau thương của nhiều hơn những mảnh đời trong xã hội.

Trong năm 2021 này điện ảnh Việt Nam chứng kiến trào lưu làm phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học kinh điển với phát súng mở màn là Cậu Vàng. Nhưng thay vì bó hẹp trong mối quan hệ Lão Hạc – Cậu Vàng, bộ phim đã khéo léo móc nối câu chuyện của họ với những nhân vật khác trong làng Vũ Đại nhằm phác họa một bức tranh rộng lớn hơn về xã hội nhiễu nhương thời bấy giờ.

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt Ảnh 1

Lấy bối cảnh ở Việt Nam những năm 40, Cậu Vàng đã thành công trong việc tái hiện lại những nét đặc trưng của chốn thôn quê thân thuộc với cây đa, giếng nước, sân đình; những cánh đồng lúa mênh mông; những câu hát dân ca đầy ngẫu hứng khi làm đồng. Khi đọc truyện, có mấy ai hình dung ra được căn nhà mái lá lụp xụp của Lão Hạc. Nhưng khi đưa lên phim nó lại là chi tiết đắt giá, gây ấn tượng mạnh mẽ khiến khán giả không khỏi chạnh lòng trước cái nghèo, cái khổ. 

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt Ảnh 2

Đối với nhiều người, bên cạnh bối cảnh sinh động và gần gũi thì Cậu Vàng còn là bữa tiệc của diễn xuất. Quy tụ những cái tên gạo cội trong làng phim Việt, nghệ sỹ Viết Liên (Lão Hạc), NSƯT Hữu Châu (Bá Kiến), NSƯT Chiều Xuân (Bà Cả) lần lượt chinh phục người xem một cách dễ dàng bằng lối diễn rất đời của mình, lột tả trọn vẹn cái hồn của nhân vật từ lời ăn tiếng nói cho tới từng cử chỉ hành động. Họ chính là những bệ đỡ để giúp những diễn viên trẻ như Will (Lý Cường) hay Băng Di (Mợ Ba) hoàn thành tốt vai diễn nặng ký của mình.

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt Ảnh 3

Trong đó spotlight của bộ phim chắc chắn thuộc về nghệ sỹ Viết Liên với vai chính Lão Hạc. Sự khắc khổ của nhân vật được ông diễn tả cực kỳ chân thực và ám ảnh. Khán giả sẽ không khỏi giật mình khi thấy nét biểu cảm của Lão Hạc giống y đúc những gì nhà văn Nam Cao miêu tả trong sách. Ông hiện lên đúng nghĩa là một người nông dân hiền lành, chất phác, thấp cổ bé họng bị bọn cường hào chèn ép đến chết đi sống lại; một người cha sống cô độc, vò võ một mình trong căn nhà tồi tàn chỉ có duy nhất chú chó cưng bầu bạn. 

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt Ảnh 4

Về phần cậu Vàng, nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất từ khâu casting cho đến tận khi phim tung traler và ra rạp. Lên phim, khán giả nhiều lần xót thương cho chú chó trước những phân cảnh chịu đau bảo vệ chủ hay tìm cách thoát thân thoát chết. Thậm chí, khoảnh khắc cậu Vàng bị Lão Hạc đuổi khỏi nhà, phải một mình chống chọi với cả bầy chó hoang cũng khiến đôi ba người xem cảm động rơi nước mắt. 

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt Ảnh 5

Cậu Vàng trong phim tuy chưa thực sự toát lên được bản lĩnh mạnh mẽ nhưng chú chó có ngoại hình tương đối mũm mĩm, nếu không muốn nói là ngắn một mẩu và tròn ung ủng như củ khoai khiến nhiều người xem... muốn bắt về nuôi. Đáng chú ý, chú chó này còn sở hữu ánh mắt đầy xúc động, thần thái khá tốt, đủ mọi sắc thái. Biết đâu là kẻ xấu, người thiện để thể hiện thái độ quan điểm. 

Cậu Vàng là bộ phim mà ở đó đạo diễn đã phản ánh cùng lúc rất nhiều câu chuyện, rất nhiều mảnh đời khác nhau nên việc lấy tên một nhân vật cụ thể mang tính đại diện đặt làm tên phim thiết nghĩ là không hợp lý. Có thể hiểu dụng ý của đạo diễn ở đây là nhằm biến nhân vật cậu Vàng trở thành sợi dây kết nối giữa các tuyến chuyện với nhau. Tuy nhiên, nửa thời lượng sau cậu Vàng “nhường” đất diễn cho các nhân vật khác để tạo câu chuyện trở nên xung đột, kịch tính hơn, cậu vẫn mãi là chú chó trung thành, “cháu yêu” của Lão Hạc và bên cạnh lão mỗi khi có kẻ ác hãm hại. 

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt Ảnh 6

Bộ phim có cái khó là những tác phẩm văn học của Nam Cao vốn đã gắn liền bao thế hệ, từng câu chữ, hình ảnh, hoạt động của nhân vật in sâu trong trí tưởng tượng của mọi người nên việc đưa lên thành một bộ phim điện ảnh chỉ gói gọn trong 90 phút khó lòng giải được bài toán phải hấp dẫn người xem, giữ vững tinh thần về giá trị nhân văn, tình làng nghĩa xóm, ác giả ác báo và tạo ra một tương lai tươi sáng, ẩn dụ được sự vùng lên, đấu tranh của người nông dân nghèo. Chính thế, Cậu Vàng buộc phải chia nhỏ thời lượng phim cho tất cả mọi người nên khâu edit hình ảnh có lẽ cũng khó khăn trong việc xoay sở sao cho mọi thứ được kết nối với nhau. 

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt Ảnh 7

Điểm trừ của phim còn thêm phần kỹ xảo xử lý chưa tốt do màu sắc phim đôi chỗ chưa có sự đồng đều.

Điểm đáng tiếc cuối cùng mà khán giả cảm nhận được sau khi xem Cậu Vàng chính là cảm xúc chưa trọn vẹn. Phải chi bộ phim có thể xoáy sâu vào nỗi đau của người dân nghèo ở làng Vũ Đại, tấn bi kịch đẩy sự đau thương và phẫn uất lên đến tận cùng thì sẽ ghi điểm nhiều hơn trong lòng khán giả. 

Review 'Cậu Vàng': Tái hiện bức tranh làng quê đầy đau thương và ám ảnh trong kiệt tác văn học Việt Ảnh 8

Cậu Vàng chính thức khởi chiếu từ 8/1/2021. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Châu Hải Bình

Được quan tâm

Tin mới nhất