Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Phim hợp tác Việt - Hàn sẽ là bước tiến hay sự thụt lùi cho nền điện ảnh nước nhà?

Hàn Quốc vốn nổi tiếng có nền công nghiệp giải trí hàng đầu Châu Á, đặc biệt là nền công nghiệp điện ảnh với những thành tựu nổi bật không thể phủ nhận.

Từ Trái tim mùa thu, Giày thủy tinh, Gia đình là số một,… đến Vì sao đưa anh tới, Hậu duệ mặt trời, đây đều là những tượng đài tiêu biểu cho dấu ấn không thể xóa nhòa của xứ Kim Chi trong lòng người hâm mộ điện ảnh Việt Nam. Đặc điểm nổi bật ở các bộ phim Hàn là kịch bản sáng tạo, nguồn kinh phí đầu tư lớn và đội ngũ sản xuất giỏi, khả năng truyền thông tốt, thu hút được sự chú ý từ dư luận. Bên cạnh đó, yếu tố đời thường và những tình tiết lãng mạn, ngọt ngào “đốn tim” cũng là điểm cộng lớn cho phim Hàn trong mắt fan Việt. Trong khi đó, phim Việt vài năm trở lại đây dù đã có những bước tiến lớn và ngày càng được lòng khán giả nước nhà hơn nhưng kinh phí đầu tư, khả năng tuyên truyền không đủ lớn dẫn đến sản phẩm khó tiếp cận đến số đông người hâm mộ, đặc biệt là khi yêu cầu và thị hiếu của khán giả ngày càng cao là một thách thức với nền điện ảnh Việt.

Hậu duệ mặt trời từng tạo nên cơn sốt toàn châu Á.

Và như một lẽ tất yếu, việc giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực phim ảnh cũng ngày càng mở rộng, tạo cơ hội cho cả hai phía. Điều này được thể hiện trong tần suất hợp tác sản xuất và remake (làm lại) các bộ phim giữa hai quốc gia trong vài năm trở lại đây tăng một cách rõ rệt. Tuổi thanh xuân, Để mai tính 2, Em là bà nội của anh, Sắc đẹp ngàn cân,… hay sắp tới đây là Lala: Hãy để em yêu anh là những bộ phim hợp tác và remake gần đây gây được sự chú ý lớn trong cộng đồng yêu phim Việt. Đồng thời, câu hỏi được đặt ra là: Đây có phải tín hiệu tốt hay sẽ là đèn cảnh báo cho sự thoái hóa của dòng phim điện ảnh “thuần Việt”?

Để mai tính 2 từng tạo nên kỷ lục doanh thu phòng vé tại Việt Nam.

Việc hợp tác sản xuất phim Việt - Hàn trong thời điểm hiện tại là một bước đi không hề sai. Tuy nhiên, bước không sai nhưng cũng đừng bước lạc để khi một bộ phim Việt - Hàn ra mắt, khán giả sẽ không phải thấy một sản phẩm “chắp vá” văn hóa của hai quốc gia khác nhau rồi phá hỏng tính logic của một bộ phim và khiến cho nét Việt nên có trong một bộ phim Việt (dù là bản remake) bị lu mờ.

Dàn diễn viên phim Tuổi thanh xuân được xuất hiện rộng rãi trên sóng truyền hình.

Ví như Tuổi thanh xuân với sự góp mặt của Nhã Phương Kang Tae Oh thành công trên sóng truyền hình là thế vẫn không tránh khỏi những tình tiết phi lý như việc các nhân vật người Hàn Quốc và Việt Nam “hồn nhiên” giao tiếp với nhau mà không cần phiên dịch hay ngôi sao quốc tế nổi tiếng Junsu (Kang Tae Oh) đến Việt Nam đóng phim mà không hề được truyền thông hay fan Việt săn đón.

Sắc đẹp ngàn cân bản Việt ngỡ sẽ “ổn” vậy mà vẫn “lỗi” ngay ở kịch bản cố giữ những tình tiết đặc sắc ở bản gốc nhưng lại được cắt ghép một cách vụng về cùng phần nhạc không đủ ấn tượng. Sai lầm tương tự về kịch bản cũng lặp lại ở Yêu đi, đừng sợ!, dù mạch phim và những mối dựng của đạo diễn Stephen Gauger có tay nghề hơn hẳn Sắc đẹp ngàn cân nhưng một số chi tiết lại không được xử lý khéo, khiến cho mạch phim đôi lúc bị lộ ra khuyến điểm về tính logic, gây khó chịu về bối cảnh lẫn những nét văn hóa không thuần Việt.

Poster Sắc đẹp ngàn cân.

Yêu đi, đừng sợ! không thất bại nhưng cũng không gây được tiếng vang lớn.

Trailer phim Yêu đi, đừng sợ! 

Dù vậy, không thể phủ nhận lợi ích đôi bên có được khi các nhà sản xuất phim Hàn Quốc đánh giá rất cao tốc độ tăng trưởng của thị trường phim Việt, ngỏ ý muốn tăng cường đầu tư hợp tác và đây cũng là cơ hội cho các nhà làm phim Việt Nam có thể học hỏi và tận dụng nguồn kịch bản hay của các phim có doanh thu tốt cùng đội ngũ kỹ thuật, hóa trang giỏi, công nghệ truyền thông mạnh của điện ảnh Hàn.

Em là bà nội của anh Việt Nam được đánh giá là bản chuyển thể thành công nhất.

Chẳng lạ khi Mùi ngò gai đầy tính nhân văn khai thác tốt đề tài ẩm thực Việt hay Cô dâu vàng từng rất được yêu thích tại Hàn Quốc, Để mai tính hài hước lấy đề tài về đồng tính và Em là bà nội của anh vừa hài hước vừa cảm động với phần kịch bản chuyển thể xuất sắc và phần nhạc “như sinh ra để dành cho phim” lại chiếm được tình cảm của khán giả. Đồng thời, đây cũng là những ví dụ tiêu biểu cho phim Việt đầu tư hợp tác với nước ngoài nhưng vẫn giữ được “chất” riêng.

Bộ phim Mùi ngò gai và Cô dâu vàng vẫn còn đậm dấu trong lòng khán giả Việt.

Cô dâu vàng.

Rõ ràng, với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của đội ngũ sản xuất phim Hàn Quốc, các bộ phim Việt dù là hợp tác hay remake đều sẽ có được thành công nhất định trên thị trường trong nước, vậy nên cái chúng ta cần suy xét không phải là có nên hợp tác hay không mà là nên hợp tác thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Poster chính của Lala: Hãy để em yêu anh - dự án hợp tác mới của dòng điện ảnh Việt - Hàn.

Và mới đây, bộ phim LALA: Hãy để em yêu anh ra rạp “mở hàng” cho các dự án hợp tác phim Việt - Hàn trong năm nay. Với sự góp mặt của Chi Pu, San E, Jung Chae Yeon và Jin Ju Hyung, LALA: Hãy để em yêu anh là câu chuyện về những người trẻ trên hành trình theo đuổi đam mê, nơi họ cùng nhau chia sẻ và trải nghiệm tình bạn, tình yêu, những tổn thương và trên hết là sự đồng điệu trong tâm hồn. Hà Mi (Chi Pu) là một nhạc sĩ trẻ đam mê sáng tác. Còn G-Feel (San E) - nhạc sĩ thiên tài của Hàn Quốc đang phải đối mặt với áp lực từ sự nổi tiếng. Giữa hai con người xa lạ, sống ở hai đất nước có một sợi dây liên kết đặc biệt là cô gái Yoon-hee (Chae Yeon). Câu chuyện về mối quan hệ kỳ lạ của ba người được hé mở khi G-Feel quyết định sang Việt Nam sau khi bạn gái bất ngờ qua đời và sự nghiệp của anh chàng gặp nhiều khó khăn. Liệu rằng sự hợp tác của Chi Pu cùng ekip Hàn Quốc sẽ thế nào trong dự án điện ảnh này, điều có mang đến thành công mới?

Trailer phim LALA: Hãy để em yêu anh.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Kaiser

Được quan tâm

Tin mới nhất
VietNam Future Fashion Show - MoonLight: Một Đêm Thời Trang Thăng Hoa