Phim Ảnh

Phim gì xem thì đẹp, nhưng nội dung thì 'dở òm'?

vividvoy
Chia sẻ

Cốt truyện vô nghĩa, nhân vật nhàm chán kèm theo lời thoại kinh khủng và diễn xuất tệ hại? Điều mà bạn cần làm là tập trung vào những bộ trang phục lộng lẫy và các cảnh quay lung linh thì mọi lỗi lầm của những bộ phim này sẽ được "xí xóa".

Danh sách dưới đây sẽ bao gồm những bộ phim “ngoài đẹp ra thì hoàn toàn trống rỗng”:

Sucker Punch (2011)

0-LrnHo3St1DHwKfZz Sucker Punch chính là ví dụ điển hình nhất cho bộ phim có hình ảnh rực rỡ nhưng lại mang một cốt chuyện ngớ ngẩn. Đáng buồn là ngay cả khi đã có sự giúp đỡ từ những hiệu ứng kĩ thuật ngoạn mục qua bàn tay nghệ thuật của Zack Snyder - thứ đã có thể khiến bạn nhiều lúc bị “đánh lừa” thì bộ phim vẫn không thể cứu được nổi một kịch bản đầy yếu ớt.

Không những thế, tác phẩm còn vấp phải lỗi về các tuyến nhân vật, sự trưởng thành và thay đổi tâm lý nhân vật không thực hợp lí. Tất cả những điểm yếu và điểm mạnh ở cả hai phía khác nhau của Sucker Punch đã khiến bộ phim này trở thành một “kiệt tác” đầy khó hiểu của Zack Snyder khi mà đây chính là một thành tựu lớn trong nghệ thuật “thị giác” song cùng lúc lại thiếu mạch lạc đến cùng cực trong cốt truyện.

Alice in the Wonderland (2009)

965596-alice-in-wonderland

Lại một sản phẩm nữa chỉ có “hình thức đẹp đẽ nhưng bên trong rỗng tếch” của Tim Burton trong những năm gần đây. Như câu nói mà chúng ta vẫn thường nghe “thùng rỗng thì kêu to” và Alice in the Wonderland có lẽ là chiếc thùng mang tiếng vang xa và to nhất khi mà mức doanh thu của bộ phim này cao đến mức “chóng mặt” (cụ thể là trên một 1 tỉ USD trên toàn cầu).

Tuy thành công về mặt thương mại như vậy nhưng câu chuyện về cô nàng Alice của Burton lại rất khó có thể được công nhận là một bộ phim hay. Ngoài phục trang hoành tráng, dàn diễn viên hạng A xinh như mộng (như Johnny Depp, Anne Hatthaway,…) và vô vàn những khung cảnh ở xứ sở thần tiên mang lại cảm giác “không thể thần tiên hơn” thì phần còn lại của bộ phim quả thực đáng xấu hổ. Trong khi quan tâm quá nhiều về vẻ đẹp hình thức, Tim Burton quên mất ông đồng thời phải có nhiệm vụ “kể một câu chuyện hay”.

Prometheus (2012)

prometheus-bi-an-hanh-tinh-chet-46779

Với dàn diễn viên gồm Charlize Theron, Guy Pearce và Michael Fassbender tham gia một bộ phim mà nội dung dựa trên cốt truyện của phim Alien thì có sai sót gì có thể xảy ra chứ ? Nhưng đúng là “chuyện quái gì cũng có thể xảy ra”, khi mà mọi sự hoàn hảo được vẽ ra từ trước đều bị dìm xuống bằng những triết lý rỗng và những định lý khoa học vụng về.

Hơn nữa phần lớn tài năng diễn xuất của dàn diễn viên đều bị hạn chế bởi tuyến nhân vật được xây dựng ngớ ngẩn và thiếu chiều sâu. Đối với các nguồn nguyên liệu hoàn hảo bao gồm cả cốt truyện cũ đầy tiềm năng thì quả thực các nhà kiến tạo Prometheus đã hoang phí cơ hội mang lại thành công cho bộ phim.

The Happening (2008)

happening

Vào thời gian trước khi The Happening được tạo ra, thì đạo diễn kiêm biên kịch M. Night Shyamalan đã được khán giả và cả các nhà phê bình công nhận như là một “vị thần” bởi những kiệt tác của ông. Và tất nhiên The Happening cũng đã trở thành một bộ phim nổi, nhưng nổi tiếng theo hướng tiêu cực, bộ phim chính là một sản phẩm nghệ thuật dở tệ khác xa với những gì khán giả kì vọng.

Hai ngôi sao Zooey và Mark Walhberg thay vì phải lột tả nỗi sợ kinh hoàng thì họ lại bối rối không biết mình nên làm gì. Ngay cả tên sát nhân trong bộ phim này cũng lố bịch đến nỗi khiến bạn không thể nào nhịn cười. Tuy vậy bộ phim vẫn có một vài cảnh quay đẹp như tranh vẽ có thể “cứu cánh” cho lỗi lầm của mình.

Bonfire Of Vanities (1990)

5813793

Nếu có ai đó đang cố nói với bạn Bonfire Of Vanities là một bộ phim hay thì đừng vội tin vì thực sự mà nói thì bộ phim chỉ dừng lại ở mức “đẹp” mà thôi. Trong khi đạo diễn Brian DePalma thất bại hoàn toàn khi loại bỏ hết mọi âm sắc cùng những điều đặc trưng thú vị từ bản tiểu thuyết của Tom Wolfe, ông lại rất thành công trong việc hợp tác với quay phim Vilmos Zisgmond.

Cặp đôi ăn ý này đã mang lại cho khán giả một cái nhìn tuyệt vời về thành phố Mahattan những năm 80, bên cạnh là những bộ trang phục xa hoa mà chúng ta không thể nào dời mắt. Và một lần nữa cái đẹp lại thắng thế khi khiến nhiều người quên mất đây là một trong những bộ phim tệ hại nhất được làm ra trong lịch sử điện ảnh.

Tron: Legacy (2010)

262838

Trước khi bước vào sản xuất Tron: Legacy năm 2010, Giám đốc sản xuất bộ phim Joseph Kosinski đã phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn khi phải giữ vững những thứ đặc sắc của Tron 1982 đồng thời cũng phải đưa công nghệ CGI vào bộ phim để tạo ra các hiệu ứng còn thiếu. Và tất nhiên ông đã thành công, nhưng chỉ là một nửa của sự thành công vì cái hay của bộ phim chỉ nằm ở bề nổi.

Thế giới máy tính trong Tron: Legacy đúng là đẹp không thể chê vào đâu được và là một phiên bản nâng cấp đầy hoàn hảo của Tron 1982, tuy nhiên Konsinski và các đồng nghiệp của mình lại quên phải thổi hồn vào bộ phim của mình. Những cải tiến nào là: xe ánh sáng, phần mềm, đĩa cứng xác nhận danh tính, máy tính có thể tạo ra Jeff Bridges,… nhưng tất cả không thể làm nổi bật nội dung của bộ phim. Sự thiếu kinh nghiệm của Joseph Konsinki đối với Tron Legacy dẫn đến bộ phim mang nội dung mờ nhạt không có những tình huống bất ngờ và quá dễ đoán.

Terminator : Salvation (2009)

christian_bale

Trailer của Terminator: Salvation được xem là khá hấp dẫn cùng với nam diễn viên chính mới Christian Bale đảm nhận vai John Connor khi trưởng thành, khiến bộ phim nhận được sự mong chờ đáng kinh ngạc từ phía người hâm mộ.

Sau khi ra mắt, mặc dù đã có dàn diễn viên hỗ trợ ưa nhìn (Bryce Dallas Howard, Sam Worthington, Moon Bloodgood) và một số cảnh hành động đẹp mắt thì Ternimator: Salvation vẫn chỉ là một mớ hỗn độn ở mọi cấp độ từ kịch bản cho đến cách xây dựng các nhân vật. Điều đáng nói là đối với kịch bản này thì bộ phim bị dẫn vào ngõ cụt và phần tiếp theo đã phải chịu số phận bị trì trệ suốt nhiều năm.

In Dreams (1999)

xKyWkgCXMfgfxKAsagxSC6OJ4CE

In Dreams là một bộ phim kinh dị siêu thực cùng những cảnh phim đầy nghệ thuật, trong đó hình ảnh thành phố ma dưới mặt nước cũng được xem là một kiệt tác khá ấn tượng.Bên cạnh đó bộ phim cũng mang một không khí u ám, bộc lộ được nội tâm của nhân vật nữ chính Claire Cooper bị ám ảnh bởi một kẻ giết người hàng loạt (do Robert Downey Jr. thủ vai), gã này đồng thời cũng chính là người sát hại con gái ruột của cô.

Nhưng thật không may, kịch bản của đạo diễn Neil Jordan và Bruce Robinson lại là một thứ rời rạc và có phần ngớ ngẩn đã góp phần phá hỏng hầu hết những điểm nghệ thuật về hình ảnh của bộ phim.

Chia sẻ

Bài viết

vividvoy

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất