Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Phim cung đấu bị chỉ trích, 'Hậu cung Như Ý truyện' - 'Diên Hi công lược' bị hủy chiếu đột ngột trên truyền hình

Hàng loạt phim cổ trang bị đình chiếu lên sóng truyền hình vì cho rằng chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội hiện nay.

Hiện nay, những bộ phim truyền hình cổ trang cung đấu ngày càng có sức ảnh hưởng đối với khán giả. Hàng loạt bộ phim như Hậu cung Chân Hoàn truyện, Bộ bộ kinh tâm, Mị Nguyệt truyện, Diên Hi công lược nay Hậu cung Như Ý truyện bao nhiêu lần chiếu là bấy nhiêu lần làm mưa làm gió trên thị trường.

Thế nhưng, dạo gần đây cư dân mạng đang dậy sóng với thông tin những bộ phim truyền hình cổ trang này sẽ bị ngừng phát sóng khi bị Bắc Kinh Nhật Báo công kích, bình luận khi cho rằng những thể loại cung đấu cổ trang này gây ảnh hưởng lớn đến mặt tiêu cực của xã hội. Bắc Kinh Nhật Báo đã chỉ ra 5 điểm ảnh hưởng lớn này lần lượt:

1. Tốc độ theo đuổi cuộc sống của hoàng tộc vô cùng nhanh, biến chúng trở thành thời trang thịnh hành mới

Văn hóa cung đình đã ảnh hưởng trên các phương diện về cuộc sống cũng như sức khỏe con người. Những cuộc đối thoại trong phim cung đình như Trẫm, bệ hạ, ái phi, thần thiếp, tiểu chủ, bổn cung… đã trở thành câu cửa miệng của một số người hiện nay, gần như mọi người đều trở thành người trong cung. Hậu cung Chân Hoàn truyện từng trở thành văn bản tiểu chuẩn cho những là đơn xin nghỉ phép và tổng kết do các thành phần tri thức viết. Rất nhiều người đều đan xen một chút hoàng khí để lấy đó làm vinh trong các lá đơn của mình.

Một chàng trai từng gây sốt khi cosplay quá xuất sắc trong tạo hình Võ Tắc Thiên

2. Tỉ mỉ diễn giải các tình tiết “cung đấu”, lập tức chuyển biến xấu biến chúng thành hình thức xã giao

“Cung đấu” gần như có thể nói những nội dung cốt lỗi và những phân đoạn chủ yếu của phim cung đình, cũng là trọng điểm của truyền thông sao tác. Hơn nữa, chúng ta đã xem được từ những giá trị nhân văn nào của phim cung đấu? Những thứ như ngươi lừa ta gạt, đấu đá lẫn nhau, tranh giành tình nhân, bụng dạ khó lường… Những thức này không giống với những giá trị quan nồng cốt của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã đề xướng. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược mang đến những nguy hại khôn lường.

3. Điểm tô đẹp đẽ cho các bậc đế vương và quần thần, làm phai nhạt đi ánh hào quang của các anh hùng thời đại hiện nay.

Trước mắt, đáng chú ý là việc trên mạng và các trang weichat không ngừng điên cuồng lan truyền những lời khen đối với các danh xưng trọng thần, danh tướng trong xã hôi phong kiến. “Mười danh thần lớn của Thanh triều” “Mười tể tướng lớn của Thanh triều” “Mười trọng thần lớn dưới tay của Khang Hy”... thậm chí, những thứ này số lượng lan truyền, đăng tải của chúng còn vượt qua cả những lời tuyên truyền danh cho các anh hùng, những người có công khai quốc của Trung Quốc. Xem Hoàng đế trong xã hội phong kiến là thần tượng sẽ dần dần ăn mòn linh hồn của mọi người.

4. Tuyên dương lối sống xa hoa hưởng lạc sẽ chống lại mỹ đức cần cù tiết kiệm

Bất luận là những thứ thuộc về phim cung đình hay là những lời lý giải và báo cáo của truyền thông đối với văn hóa cung đình đều không thể thiếu sự phô trương như lụa là gấm vóc, ngọc cao lương mỹ vị.. Ví dụ theo nghiên cứu những đồ trang sức được phối trong trang phục của những bộ phim thời nhà Thanh: Triều phục, Hoàng hậu đường phục, Cát phục, Nhung hoa, một tai ba khuyên, điểm khuyên… trong hình có văn, vô cùng xa hoa. Tất cả những thứ này đều cách rất xa với những truyền thống cần cù tiết kiện, những phấn đấu cực khổ mà chúng ta đề xướng trong xã hội ngày nay.

5. Phiến diện theo đuổi lợi ích thương mại, dẫn đến suy yếu những mặt tinh thần tích cực

Có những chương trình tống nghệ lấy đề tài văn hóa cung đình làm chủ đề chính cũng vô cùng nổi tiếng, thế nhưng người viết chú ý đến trọng điểm của những chương trình thể loại này, là đang theo đuổi lợi ích thương mại và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, chúng ta không nhìn thấy được có bao nhiêu văn hóa có ý nghĩa tích cực trong đó. Có một số chuyên gia và độc giả đã lấy những tiết mục này thực hiện một số sao tác như bán, quảng bá sự đa dạng của chương trình, mở quán cà phê, bán đồ trang điểm,… và đặt dấu chấm hỏi về tư tưởng chỉ đạo và định hướng văn hóa của họ. Tin rằng những sao tác thương nghiệp với những chương trình loại hình này là thành công nhưng trong việc xây dựng văn hóa thì lại không như ý muốn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Như Hồ

Được quan tâm

Tin mới nhất