Cảnh báo spoiler: Bài viết có chứa một vài chi tiết trong phim
Cái kết của bộ phim Joker vẫn giữ cho nhân vật này có một quá khứ bí ẩn y như lúc nó mắt đầu. Chính xác thì chi tiết nào là thật và chi tiết nào là giả? Thứ gì đã xảy ra và thứ gì chỉ là do Arthur Fleck tưởng tượng? Trò đùa cuối cùng của hắn thật ra có ý nghĩa gì? Bài viết này sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc của người xem, cũng như cách thức mà đạo diễn Todd Phillips đã làm để biến Joker thành một tác phẩm hoàn toàn khác với nguyên tác truyện tranh.
Những diễn biến chính trong phim theo chân Arthur Fleck, một người đàn ông sống với người mẹ tâm thần của mình, nhưng anh chưa bao giờ khám phá ra được bí mật đó. Là một mảnh đời ở tận cùng của xã hội, anh phải làm một tên hề để có thể kiếm tiền sống qua ngày. Nhưng rồi sự mục nát của chính quyền thành phố Gotham, cũng như cái cách mà con người nơi đây đối xử với nhau, thật sự đã khiến Arthur chìm sâu vào bóng tối, hay nói đúng hơn, là tháo chiếc mặt nạ người mà bấy lâu nay hắn phải đeo.
Có lẽ không nên nói quá nhiều về những diễn biến trong phim, nhưng ở cái kết, Arthur Fleck đã bị giam ở nhà thương điên Arkham Asylum,và lại một lần nữa, nhận được những quá trình điều trị mà hắn chẳng cần tới.
Quá nhiều chi tiết khó hiểu, đâu là thật, đâu là ảo?
Có lẽ, câu hỏi hợp lí nhất khi người xem đến rạp để thưởng thức siêu phẩm Joker không phải là “chuyện gì đã xảy ra?” mà là “đâu là thứ THẬT SỰ đã xảy ra?”. Khi thành phố Gotham chìm trong biển lửa, gia đình nhà Wayne đã nhanh chóng rời khỏi cuộc hỗn loạn đó, và Arthur cũng đã giấu đi trò đùa cuối cùng của mình. Thậm chí, sẽ không quá bất ngờ nếu như những sự kiện diễn ra suốt hai giờ phim vừa xong cũng chỉ nằm trong sự tưởng tượng của hắn.
Bộ phim khai thác một góc nhìn hoàn toàn mới về Hoàng tử Tội ác của thành phố Gotham, đây là điều chưa từng được làm trên màn ảnh lớn. Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người có thể không để ý: Joker là một người kể chuyện không hề đáng tin. Chi tiết này được minh chứng rõ ràng nhất qua màn hài độc thoại của hắn ở một quán bar trong thành phố. Những gì người xem được thấy, là màn tung hô khắp trời của người nghe khi hắn kết thúc màn hài kịch của mình, để rồi cuối phim, sự thật mới dần được hé lộ. Tên hề đã có một câu nói rất đáng chú ý: “Nếu tôi có một quá khứ, tôi muốn nó có nhiều sự lựa chọn”. Khi nam diễn viên Heath Ledger hóa thân thành Joker trong bộ phim The Dark Knight, anh cũng đã có khá nhiều lời giải thích cho việc có những chiếc sẹo trên mặt mình. Chính sự mơ hồ này cũng là thứ truyền rất nhiều cảm hứng cho bộ phim Joker 2019.
Dẫu là câu chuyện của Vũ trụ DC, nhưng nó không hề liên quan hay có bất kì mối liên hệ nào đến những sự kiện đã, đang và sẽ xảy ra, như nhóm Suicide Squad. Nói đúng hơn, Joker là một phiên bản mashup của DC, bộ phim Taxi Driver của đạo diễn Martin Scorsese và bộ phim The King of Comedy. Nếu đã xem qua những tác phẩm này, hơn bao giờ hết, người xem sẽ được thấy sự tương đồng trong quá trình phát triển nhân vật, cũng như những diễn biến tâm lý mà kẻ thủ ác đã phải trải qua.
Trong phim Joker, đạo diễn Todd đã bẻ cong thực tại, y như cái cách mà đạo diễn Martin đã làm với tác phẩm của mình, bắt đầu với tâm trí của nhân vật Arthur. Người xem sẽ được cảm nhận thành phố Gotham với một chút cảm giác không yên lòng qua góc nhìn chẳng mấy đáng tin của nhân vật chính. Điển hình như việc Arthur mình thấy chính mình trong một đoạn hồi tưởng, nơi mà mẹ hắn bộc lộ rõ sự điên loạn cũng như tâm lí không bình thường của bà. Ngay sau đó là việc hắn tưởng tượng mình đang ở trong show hài của Murray Franklin và tất cả sự điên loạn được giải thích khi Arthur công nhận rằng hắn cảm thấy như bản thân mình chưa bao giờ thật sự “tồn tại”
Nốt cao trào của bộ phim có lẽ là khi tâm tâm trí của Arthur Fleck hoàn toàn bị kiểm soát bởi sự điên loạn ngủ sâu trong hắn. Thứ khiến nhiều người sốc nhất có lẽ chính là khi phát hiện chuyện tình của hắn với Sophie đều là trong tưởng tượng. Cô nàng chưa bao giờ đến buổi diễn của hắn, chưa bao giờ hẹn hò đi ăn, không đến bệnh viện để giúp hắn chăm sóc cho người mẹ, và trên hết, là chưa bao giờ đồng thuận việc hắn giết 3 người trên chuyến tàu cao tốc kia. Đối với cô ấy, Arthur chỉ là một người lạ sống chung trong một căn nhà tồi tàn. Vậy câu hỏi ở đây là, hành động chĩa tay của Sophie như đang tự cầm súng bắn vào đầu, thứ khiến hắn ám ảnh đến điên loạn, liệu có thật không, hay cũng chỉ do Arthur tưởng tượng?
Đến với những chi tiết cuối cùng trong phim, liệu việc hắn được mời đến chương trình nói chuyện của Murray Franklin là có thật hay không? Có thật sự Arthur đã giết Murray ngay trên ghế ngồi, và có thật là người dẫn chương trình kia đã có phản ứng gay gắt như vậy không? Như đã nói, Joker là một nhân vật luôn muốn có nhiều phiên bản quá khứ khác nhau, nên vẫn còn đó khả năng, tất cả mọi sự hỗn loạn sau đó cũng như sự ủng hộ của người dân đều không có thật, đơn giản chỉ là vì hắn muốn trở thành nhân vật chính trong câu chuyện của mình.
Điều duy nhất chúng ta có thể tin là thật, chính là phân cảnh cuối cùng khi hắn được giam trong nhà thương điên Arkham và được thẩm vấn bởi một bác sĩ tâm thần. Đây là chi tiết có thể tin được, vì dẫu hắn đã làm gì trước đó thì việc bị bắt là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, ngay trong khoảnh khắc đáng tin nhất, vẫn còn đó một câu hỏi vô cùng lớn được đặt ra: trò đùa cuối cùng mà hắn ám chỉ là gì, và hình ảnh máu dính trên từng bước chân của hắn tượng trưng cho điều gì?