Phim Ảnh

'Pacific Rim: Uprising': Bên cạnh rãnh không gian còn có 'khe nứt' kịch bản

Rika
Chia sẻ

Tuy bộ phim đã được nhà sản xuất đầu tư kỹ lưỡng từ việc chấp bút cho câu chuyện thần thoại về vành đai Thái Bình Dương của Guillermo del Toro cho đến việc nỗ lực tạo dựng thương hiệu riêng biệt nhưng "Uprising" vẫn không thể tránh khỏi những hạt sạn to hơn cả vết nứt mà Kaiju level 5 có thể tạo ra.

Pacific Rim: Uprising, phần phim tiếp nối trong series Robot Đại chiến vẫn bám sát với cốt truyện ban đầu trong phần một, hứa hẹn mang đến cho người xem cảm giác “một đi không trở lại”.

Pacific Rim 2 là một tác phẩm có triển vọng hơn đàn anh của mình vì phần đầu tiên của đại gia đình robot đã hoàn toàn thất thu trên mặt trận lôi cuốn khán giả (mặc dù Pacific Rim 1 đã thu về gấp đôi số kinh phí đầu tư là 190 triệu đô la). Bằng chứng là mức độ đón nhận bộ phim ở thị trường trong nước dưới trung bình và sự thờ ơ thấy rõ của công chúng dành cho dự án phim mặc cho cái tên del Toro có hút khách đến đâu đi chăng nữa.

Tuy nhiên cột mốc tập đoàn Wanda của Trung Quốc mua lại bản quyền series phim này từ Legendary đã vạch ra cho gia đình Robot một bước ngoặt mới, đánh dấu cú chuyển mình sang một chương đầy vẻ vang, vang dội với phần hậu truyện vô cùng triển vọng.

Từ câu chuyện được đỡ đầu bởi một ông lớn của Trung Quốc đã giúp tương lai dòng phim Pacific Rim có thêm nhiều sắc thái hơn: Một cái gì đó mang tính toàn cầu và tích cực. Với tham vọng biến cuộc chiến giữa hai phe chính - tà trở thành một cuộc chiến có quy mô thế kỉ, nhà sản xuất ngỡ rằng sẽ thay đổi cục diện của toàn bộ series phim, song ước mơ chỉ là ước mơ. Thực tế, cuộc chiến vẫn chưa thể lên tầm thế kỷ, ngược lại chính là phần kịch bản vô tình để lộ quá nhiều “khe nứt thế kỉ” khiến người hâm mộ khóc ròng.

Thêm thêm thắt thắt…

Trong Pacific Rim, hầu hết các tình tiết đều được xây dựng độc lập, mục đích nhằm tạo nên một cuộc chiến có nhiều khía cạnh khác nhau. Del Toro đã bỏ qua tính logic thực tế để bước vào một thế giới của Jaeger và Kaiju, có thể thấy màu sắc sáng tạo, bứt phá mọi giới hạn trong phim được đưa lên hàng đầu, đặc biệt là trong phần một. Có lẽ để tránh cho bộ phim trở thành một câu chuyện “cổ tích” nhờ vào các tình tiết tưởng tượng ấy, phía sản xuất của Uprising đã bổ sung thêm những yếu tố cần thiết trong kịch bản của Charlie Day Burn Gorman trước khi khởi quay phần hai này.

Theo đó trong phần hai, các quái vật hiện lên không chỉ đơn giản là lũ quái vật nhàn rỗi lượn lờ khắp đại dương để gây chuyện, chúng thật sự là một phần của kế hoạch độc bá địa cầu. Sở hữu trí lực như con người, tộc Precursors ngoài vũ trụ đã tạo nên binh đoàn Kaiju bằng cách sử dụng công nghệ sinh học hữu cơ rồi đưa chúng đến chiều không gian khác tác chiến. Loài đầu tiên đặt chân đến địa cầu chính là lũ Kaiju chó săn, mang nhiệm vụ quan sát quang cảnh và mô phỏng vạn vật; tiếp theo là những Kaiju sát thủ chuyên tiêu diệt dân bản địa. Cuộc tiền xâm lược này đã giúp mở đường cho các đấng tạo thế của tộc Precursors xuất hiện. Với tầng CO­2 dày đặc - nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính - Trái Đất được chọn làm nơi định cư mới của tộc người ngoài hành tinh (dù rằng trước đây Trái Đất đã được chọn làm mục tiêu số một, song vì thời đó Trái Đất chưa đủ ô nhiễm do CO2 nên Precursors chưa thể đến sống ngay được).

Nhằm tìm cách giúp cho phe địa cầu phát giác ra mối nguy hiểm rình rập từ vũ trụ, biên kịch đã thêm thắt chi tiết mạng thần kinh của Newt được kết nối teamviewer (kết nối và thu nhận thông tin) với vỏ não Kaiju giúp ông trở thành một “nội gián bất đắc dĩ”, tiến sâu hơn vào câu chuyện của Precursors.

Cuối cùng sau cuộc chiến, Pacific Rim đã nhanh chóng đến được Anteverse và vén bức màn, hé lộ một vùng đất xa lạ, huyền bí của kẻ thù vũ trụ. Câu chuyện phim kết thúc ngay tại khoảnh khắc ấy. Nhờ những nỗ lực thêm thắt không ngừng, ekip làm phim đã thật sự tạo ra một tác phẩm đại chiến ồn ã, nổi bật với phân cảnh con robot khổng lồ dùng một chiếc thuyền đánh một cú trời giáng vào mặt quái vật đối địch.

Tộc Precursors muốn điều gì ở Uprising?

Nhìn chung, tinh thần cốt lõi của series phim vẫn được bảo toàn trong phần trở lại - Pacific Rim: Uprising. Tộc Precursors tiếp tục tìm cách tiếp cận địa cầu sau khi các vết nứt cũ bị phá hủy. Một phần thời lượng của phần hai được dùng để mô tả việc tộc Kaiju cố gắng sử dụng mạng thần kinh để thao túng con người từ đó tạo dựng lại những thứ cần cho một cuộc xâm lăng mới đầy nguy hiểm.

Tuy nhiên, các phương pháp được sử dụng trong phần mới có phần khác biệt so với phần đầu: Thay vì dùng binh đoàn Kaiju để tiêu diệt các tàu không gian, chúng giờ đây sẽ sống “kí sinh” trên những quả bom đặc biệt. Lượng máu bên trong chúng được bơm đầy các nguyên tố tương thích với các nguyên tố hiếm có trong miệng núi lửa Phú Sĩ. Nhờ đó mà khi chúng tự gieo mình xuống miệng núi Phú Sĩ sẽ dẫn cháy cơn thịnh nộ nham thạch, tạo nên trận địa chấn khủng khiếp phá vỡ tất cả các thềm lục địa và thay đổi toàn bộ khí quyển của Trái Đất. Nhiệm vụ này được thực hiện nhằm mục đích tạo ra một thế giới mới cho tộc Precursors.

Sự chuyển biến “to bự” đầu tiên trong kịch bản của Pacific Rim: Uprising đã lộ diện: Mục tiêu của tộc Precursors thay đổi xoành xoạch từ xâm chiếm thành địa khai hóa, từ muốn thâu tóm chuyển thành đến định cư lâu dài ở địa cầu. Dù rằng biến chuyển ấy được lý giải khá tường tận trong phần hai, song sự thay đổi đột ngột này dễ khiến Uprising trượt khỏi trục kịch bản vốn đã rất chặt chẽ từ ban đầu trong phần một.

Tấm à, ra đây lựa sạn giùm Uprising này!

Hiện tại, sau một thời gian dài sử dụng, cuối cùng các vết nứt quanh vành đai Thái Bình Dương cũng được phục vụ cho mục đích thật sự - tấn công Nhật Bản. Trong phần một, hầu như những cuộc tấn công của Kaiju đều diễn ra ở một nơi nào đó ngoài Nhật Bản như San Fransico hay Hong Kong. Điều ấy khiến chúng ta lầm tưởng về mục đích sau cùng của tộc Precursors và tự hỏi việc mở ra các khe nứt quanh vành đai Thái Bình Dương có là quá thừa thãi. Tuy nhiên, đó chính là điều mà Pacific Rim muốn chúng ta nhìn nhận: Các anh hùng hầu như đang bị bọn ngoài hành tinh dắt mũi bám theo các hướng tấn công của những Kaiju, trước khi họ có thể tỉnh táo phát giác ra ra mục tiêu to lớn đằng sau của chúng chính là núi Phú Sĩ. Không một chứng cứ trong tay, họ đã dần khám phá ra sự thật một cách tài tình. Đây là một kế hoạch sắp xếp lại trật tự thế giới mà Precursors đã dự liệu trước và tiến hành ngay từ phần một.

Viễn cảnh là vậy, thế nhưng mọi thứ lại không được suôn sẻ như mong đợi. Sự chấp vá trong cách lí giải của kịch bản đã biến hai phần phim không có vẻ gì là liên kết với nhau cho lắm thậm chí có phần vụn vặt. Tình tiết cần lưu ý ở đây là việc những vết nứt mới đến từ tộc Kaiju xuất hiện ở khắp Thái Bình Dương, một vài vết đã xuất hiện ở bên kia địa cầu, cách rất xa núi Phú Sĩ. Mọi thứ vẫn cứ xoay quanh mớ hỗn độn đánh qua đánh lại của hai phe, không hơn không kém. Nếu chuyện quyên sinh tại miệng núi Phú Sĩ của các Kaiju không được đưa lên màn ảnh, hẳn nhiều người vẫn còn ngơ ngác không biết chuyện gì đang xảy ra. Điều này cho thấy khâu chuẩn bị kịch bản đã bị đoàn phim lơi lỏng khá nhiều.

Uprising sẽ phát triển (và thay đổi) Pacific Rim như thế nào?

Như đã nêu trên, Pacific Rim: Uprising đã tạo nên muôn vàn thay đổi cho câu chuyện huyền thoại nguyên bản, và nhìn chung họ đã khá thành công. Có lẽ bước tiến khéo léo nhất chính là việc robot Jaeger có thể được điều khiển bằng ý nghĩ. Một nhân tố lớn hơn đã góp phần xóa bỏ những rào cản vô hình trong phần đầu tiên với khán giả chính là sức mạnh đoàn kết của toàn thế giới giúp đánh bại lũ quái vật. Người khổng lồ sẽ không bỏ qua nhân loại trong mười lăm năm tới, nhưng ít nhất cả thế giới sẽ không cảm thấy như được nuôi dưỡng bởi Transformers.

Ở một góc độ nhân bản, các nhà làm phim đã tạo nên một thế giới có màu sắc mới mẻ hơn rất nhiều, cho phép các phi công điều khiển robot Jaeger dễ dàng hơn, tăng sự tương tác, kết nối trong các mối quan hệ giữa các nhân vật. Tất nhiên, họ đã cho người hùng Stacker Pentecost (Idris Elba) một truyền nhân tài ba là Jake. Đây chính là bước đi thông minh nhất của Uprising, cho phép mọi thứ được chuyển hóa qua lại như một sự kế thừa từ phần cũ và phần mới, thoát hẳn ra khỏi những điều chưa hoàn thiện của phần trước. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn mời cả John Boyega tham gia như một món quà nho nhỏ. Và quả thực, món quà này đã góp phần “cứu cánh” cho bộ phim đầy ngoạn mục.

Dù thế, sự thay đổi lớn nhất chính là việc nỗ lực xây dựng các thế lực bóng tối ngoài vũ trụ đã dần có chiều sâu hơn. Chúng đã có một cái tên gọi rõ ràng - tộc Precursors được sử dụng phổ biến hơn. Pacific Rim: Uprising đã vượt qua các trở ngại tồn đọng của phần cũ nhưng lại vô tình mắc thêm những sai lầm mới như tạo hình nghèo nàn, quá trình địa khai hóa vốn đơn giản nay lại trở nên thái quá và vẫn không hề thú vị tẹo nào. Đó chỉ là những hạt sạn nhỏ nhưng lại góp phần mang đến cho khán giả một rổ sạn còn to hơn hộp bỏng ngô ăn trong rạp.

Del Toro đã hiểu rõ rằng sự phô bày ấy nên được giảm thiểu và tập trung hơn vào việc xây dựng kịch bản xung quanh các cuộc chiến quái vật. Nhưng dường như ekip trong phần mới này chưa thể từ dấu chân khởi thủy của del Toro mà bật đứa con của mình lên thành siêu phẩm. Pacific Rim: Uprising đã nỗ lực để đưa những yếu tố đặc sắc hơn trở thành tiêu điểm trên màn ảnh, nhưng đáng tiếc, bộ phim đã mất đi sự tinh tế và khéo léo vốn có của mình.

Trailer bộ phim.

Bộ phim hiện đang được trình chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

Chia sẻ

Bài viết

Rika

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất