Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Ông hoàng phim kinh dị' - vương miện nên dành cho ai?

James Wan, Chan-wook Park, Lucky McKee, Adam Wingard và Guillermo Del Toro được xem là những người sản xuất ác mộng thành công nhất hiện nay.

Thuật ngữ “bậc thầy kinh dị” được dùng để chỉ cho những nhà làm phim đã tạo ra một làn sóng mới cho thể loại kinh dị trong một giai đoạn nhất định. Ở thế kỷ trước, chúng ta đã có những cái tên đi cùng năm tháng, như “quái vật điện ảnh” Alfred Hitchcock đặt nền móng phát triển cho dòng phim này, một John Carpenter chuyên trị thể loại slasher đẫm máu, hay Wes Craven mang đến những cơn ác mộng đầy sáng tạo và George Romero được mệnh danh là ông vua của thể loại zombie.

Từ trái sang: Alfred Hitchcock, John Carpenter, Wes Craven và George A.

“Tứ đại thiên vương” của dòng phim kinh dị thế kỷ trước, từ trái sang: Alfred Hitchcock, John Carpenter, Wes Craven và George A. Romero.

Ngày nay, khi thể loại kinh dị đang ngập tràn về số lượng và xuống dốc về chất lượng, không quá khó để chúng ta chọn ra những bậc thầy thực sự của dòng phim này. Danh sách các đạo diễn dưới đây là những người đã gieo rắc nỗi ám ảnh cho phần đông thế hệ khán giả đương thời.

James Wan

Kiệt tác: Saw, Insidious, The Conjuring

Đạo diễn James Wan (áo xanh lá cây) trên phim trường Saw.

Đạo diễn James Wan (áo thun màu xanh lá cây) trên phim trường Saw.

Khởi nghiệp từ tác phẩm kinh phí thấp Saw (2004), James Wan chứng tỏ cho khán giả thấy phim kinh dị không chỉ có máu me mà còn ẩn chứa nhiều triết lý cuộc sống. Với việc anh giữ vai trò đạo diễn trong phần đầu tiên và ngồi ghế nhà sản xuất cho loạt hậu truyện sau đó, Saw nhanh chóng trở thành một trong những series kinh dị dài hơi và đáng sợ nhất của Hollywood. Sau Saw, James Wan rơi vào giai đoạn đen tối của cuộc đời khi 2 bộ phim tiếp theo của anh là Death Sentence (2007) và Dead Silence (2007) không thành công như mong đợi.

Từ trái sang: biên kịch Leigh Whannell, nữ diễn viên Lin Shaye và James Wan.

Từ trái sang: biên kịch Leigh Whannell, nữ diễn viên Lin Shaye và James Wan.

Phải đến Insidious (2010), James Wan mới thực sự lấy lại phong độ. Anh chính là người đem đến khái niệm “phim bom tấn” cho thể loại kinh dị. Nếu Saw là series mẫu mực của thể loại tra tấn (torture) thì Insidous mở ra một kỷ nguyên mới cho thể loại tâm linh (supernatural). Kể từ đây, bất kỳ tác phẩm nào do anh đạo diễn cũng nhận được sự quan tâm lớn của dư luận và luôn trở thành cơn ác mộng của những tác phẩm khác trên đấu trường phòng vé.

James Wan và nhân vật phù thủy Bathsheba Sherman (do Joseph Bishara thủ diễn).

James Wan và nhân vật phù thủy Bathsheba Sherman trong The Conjuring (do Joseph Bishara thủ diễn).

Trong năm 2013, James Wan gây rúng động màn ảnh rộng với 2 bộ phim kinh dị nặng đô là Insidious phần 2The Conjuring. The Conjuring vượt mặt chất lượng của Insidious, lập dấu mốc cho một series huyền thoại mới của James Wan. Phần hậu truyện của phim vừa ra mắt đã trở thành tiếng thét kinh hoàng nhất năm 2016. Với James Wan, anh luôn khiến khán giả bất ngờ khi tự phá bỏ ngưỡng cửa thành công mà mình đang nắm giữ để chạm tay đến một ngưỡng cửa mới.

Lucky McKee

Kiệt tác: May, The Woman

McKee trên phim trường May.

McKee trên phim trường May.

McKee có màn chào sân ấn tượng bằng cuốn phim kinh dị - tâm lý May (2002) do chính anh đạo diễn và viết kịch bản. Tác phẩm nói về một cô gái trẻ từng trải qua một quá khứ bất hạnh đang cố gắng kết nối với mọi được xung quanh đã đem lại nhiều cảm giác ức chế và kinh hoàng cho người xem. Phim đã nhận được vô số phản hồi tích cực từ các nhà phê bình uy tín, trong đó trang Bloody-Disgusting xếp May vào vị trí số 17 trong Top 20 phim kinh dị ám ảnh nhất thập kỷ.

McKee chỉ đạo thực hiện The Woman.

McKee chỉ đạo thực hiện The Woman.

Một điều thú vị là Lucky McKee từng tham gia đạo diễn tập phim “Sick Girl” trong series Masters of Horror cùng những tên tuổi lớn như John Carpenter, Takashi Miike, Tobe Hooper, Dario Argento,… Tập phim này được đánh giá là một kiệt tác, bên cạnh những hình ảnh kinh dị ám thị tinh thần còn ẩn chứa nhiều phép ẩn dụ sâu sắc. Sau đó, vào năm 2011, McKee ra mắt bộ phim kinh dị The Woman mang đến cái nhìn trần trụi và hiện thực về bản tính con người. Lấy nhân vật người rừng để phản ánh sự đáng sợ của những con người văn minh, những thước phim của The Woman thực sự tra tấn cảm xúc khán giả.

Chan-wook Park

Kiệt tác: Oldboy, Stoker

Chan-wook Park đang thực hiện một cảnh quay của Stoker.

Chan-wook Park đang thực hiện một cảnh quay của Stoker.

Mặc dù nhà làm phim người Hàn Quốc này không thực sự làm phim kinh dị nhưng các tác phẩm thuộc thể loại giật gân (thriller) của ông luôn gây ám ảnh cho người xem. Vị đạo diễn này có khả năng nhìn xuyên thấu tâm hồn con người để mang đến những câu chuyện đầy gai góc như một linh mục phải đứng trước cám dỗ của sắc dục và máu tươi trong Thrist (2009), một cô gái trẻ mất đi niềm tin cuộc sống và nghi ngờ chính mẹ ruột giết chết ba mình trong Stoker (2013) hay cuộc trả thù tàn bạo của Oldboy (2003). Chan-wook biết cách đẩy con người vào những hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan nhất, để họ bộc lộ bản chất đang được ẩn giấu sâu thẳm trong chính mình.

Adam Wingard

Kiệt tác: You’re Next, The Guest

Nhà biên kịch Simon Barrett và đạo diễn Adam Wingard.

Nhà biên kịch Simon Barrett và đạo diễn Adam Wingard.

Bộ đôi đạo diễn Adam Wingard và nhà biên kịch Simon Barrett luôn thành công khi “làm mới” thể loại kinh dị. Cả hai đã bổ sung những nét mới vào thể loại slasher trong You’re Next (2011) khi lồng ghép một cuộc họp mặt gia đình xen lẫn một vụ thanh trừng đẫm máu. Trong khi đó, bộ phim khó-phân-loại The Guest (2014) lại là một điểm nhấn đầy bất ngờ của Adam. Cách miêu tả tâm lý kẻ phạm tội được anh thể hiện một cách mới mẻ và đầy ám ảnh. Đứng giữa ranh giới của một thế giới quen thuộc và một nơi ngập tràn tội ác, những thước phim của Adam luôn phối trộn hai thái cực này lại với nhau bên trong những tầng ý nghĩa nhất định, không chỉ làm hài lòng các tín đồ kinh dị mà còn chinh phục được những khán giả bình thường.

Guillermo Del Toro

Kiệt tác: The Devil’s Backbone, Pan’s Labyrinth

Ông là một trong số rất ít những nhà làm phim kinh dị được đề cử giải Oscar. Dấu ấn của Guillermo không dễ xóa nhòa trong từng khung hình ước lệ và chỉn chu từ trang phục, hóa trang cho đến dựng cảnh. Bên cạnh đó, ông luôn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những loài quái vật (hoặc ma quỷ) trong tác phẩm của mình. Chào sân điện ảnh từ năm 1993 với bộ phim Chronos nhưng phải đến cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, cái tên Guillermo Del Toro mới để lại dấu ấn trong khán giả.

5

Từ câu chuyện về hồn ma của một cậu bé tại một trường học thời chiến tranh trong Devil’s Backbone (2001), ông tiếp tục thể hiện tư duy khác biệt của mình trong Pan Labyrinth (2007) khi tạo ra một mê cung yêu quái đa màu sắc và nhiều ẩn dụ. Ngoài ra, trong vai trò biên kịch và nhà sản xuất, ông cũng khiến khán giả cũng nhớ đến mình qua The Orphange (2007), Don’t be afraid of the dark (2010) và Mama (2013). Tác phẩm kinh dị mới nhất của Guillermo là Crimson Peak (2015), chỉ dừng lại ở một bộ phim đẹp hơn là đáng sợ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thanh Phong

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi