Phim Ảnh

Những tình tiết 'Hậu cung Như Ý truyện' khiến người xem lăn tăn, chưa thể 'tâm phục khẩu phục'

Phượng Nguyễn
Chia sẻ

“Hậu cung Như Ý Truyện” đã kết thúc, nhưng theo dõi từ đầu đến cuối bộ phim có những cái “gai” khiến khán giá không nuốt trôi được, thực sự khó chịu vô cùng. Chúng ta sẽ cùng điểm lại một số điểm “sạn” trong bộ phim này.

Sự yếu đuối của Như Ý (Châu Tấn)

Đa số khán giả đều là fan của Như Ý, nhưng thực sự mà nói vai diễn lần này của Châu Tấn khiến cho khán giả thấy khó hiểu. So với các vai diễn trước đây của nàng đại hoa Châu Tấn, khán giả hầu hết có thể nhìn thấy những cảm nhận và suy nghĩ của cô trong từng ánh mắt, cô ấy có thể bị dẫn dắt bởi chính vai diễn mà cô ấy đảm nhận. Đây chính là khả năng của Châu Tấn, cũng là sự thể hiện của một diễn xuất cao siêu. Nhưng bộ phim cung đấu Hậu cung Như Ý truyện lần này chủ về tình yêu, Châu Tấn lại không thể kéo khán giả vào chính vai diễn trong đó, ngược lại trong một số cảnh quay đáng lẽ cần bộc phát thì Châu Tấn lại lựa chọn “trời quang mây tạnh”, không hề có chút gợn sóng nào trong cách diễn.

Hoặc cũng có thể Châu Tấn có lý do riêng của cô, nhưng khi diễn viên vào vai, tiêu chí đánh giá sự thành công chính là có thể hấp dẫn khán giả, có thể cộng hưởng cùng với khán giả. Nhưng vai diễn Như Ý của Châu Tấn lại không có được sự cộng hưởng cùng khán giả, ngược lại vai diễn này khiến khán giả cảm thấy vô cùng khó hiểu. Sự yếu đuối của Như Ý đối với khán giả mà nói, thực sự không phù hợp với logic.

Nếu Như Ý thực sự yêu Càn Long (Hoắc Kiến Hoa), thì cô nên nghĩ đủ mọi cách để khiến bản thân mình, cũng là khiến Càn Long giữ chặt tình yêu đó mới đúng. Nhưng thực tế lại không như vậy, cô chỉ tự trói mình trong tình yêu, để Càn Long tự do hạnh phúc, đây căn bản không phải yêu, mà là biểu hiện của sự bất lực. Nhẫn nhịn mãi mãi không thể nào có được trái tim của đàn ông, từ xưa tới nay đàn ông thường thích người phụ nữ dính lấy mình. Nhưng một Như Ý thông minh như thế lại căn bản không nhìn ra được vấn đề này.

Cái “tra” của Càn Long

Bộ phim này nổi tiếng bởi sự yếu đuối của Như Ý, cũng nổi bởi cái “tra” (vô tình) của Càn Long. Thực tế, nếu đứng trên góc độ của một Hoàng đế như Càn Long mà nói thì khán giả sẽ không cảm thấy ông ấy “tra”. Ông vốn dĩ là Đế vương, người trên vạn người, sao có thể đem tất cả tình yêu trao trọn cho một người phụ nữ? Nếu thực sự như vậy thì sẽ không còn uy quyền của bậc đế vương nữa.

Đế vương không chỉ có giang sơn, đương nhiên cũng phải có mỹ nhân. Theo tư tưởng thời cổ đại, nếu Càn Long chỉ yêu duy nhất một mình Như Ý, thì ông chắc chắn không có tướng mạo của bậc đế vương.

Nhưng là một người đàn ông, thì Càn Long cực kỳ “tra”, nhưng lại “tra” một cách không triệt để, đây chính là sự thất bại của biên kịch. Biên kịch một mặt khắc họa sự bạc tình của Càn Long khiến cho người khác ghét bỏ, nhưng một mặt lại không ngừng thêm điểm cộng cho Càn Long, thường xuyên để Càn Long nhớ lại những hồi ức đẹp đẽ khi xưa với Như Ý, lại có chút hối hận không nên đối xử với Như Ý như thế. Cách miêu tả này thật giống cảnh người ta ngồi trong WC, vừa đi vệ sinh vừa ăn cơm, một mùi vừa thơm, một mùi thì quá buồn nôn.

Cái “tra” của Càn Long được tạo dựng từ hai phương diện, một là do địa vị của ông, đây cũng là số mệnh mà ông không thể lựa chọn. Nhưng cũng còn một phương diện khác nữa, chính là do Như Ý tạo thành. Nếu Như Ý hiểu được làm thế nào để buộc chặt trái tim của chồng, thì sao có thể khiến Càn Long càng đi càng xa, sao có thể khiến Càn Long đối với bà càng lúc càng bạc tình? Cho dù Càn Long có bao nhiêu đàn bà đi nữa, nếu bà đủ thông minh, cho dù không thể giữ được thân thể ông thì chí ít cũng có thể giữ được trái tim ông. Nhưng tiếc rằng Như Ý không giữ được gì cả.

Cái “thông” của Lệnh Phi (Lý Thuần)

Khán giả đều biết Lệnh Phi có xuất thân không tốt, bà cũng phải đấu tranh suốt cả cuộc đời. Chúng ta tạm thời không bàn đến xuất thân của Lệnh Phi, nhưng bà là một người có nhiều tâm tư đến mức có thể bày ra kế mua chuộc bà đỡ đẻ để bức hại Hoàng hậu. Điều này có hợp với logic không? Nếu thất bại thì sao? Chẳng phải sẽ mang tai họa đến cho toàn gia tộc sao? Nhưng bà đích thực có khả năng này, cũng có cái gan này, như thế có lợi hại không?

Mặt khác, cái “thông” của Lệnh Phi còn thể hiện ở tai, người ta gần nhau như thế còn không nghe rõ, nhưng Lệnh Phi đứng từ rất xa lại có thể nghe rõ mồn một, như thế chẳng phải bà ta có đôi tai gió sao? Lý Ngọc nghi ngờ dụng tâm của Lệnh Phi, nhưng Lý Ngọc có quan hệ tốt với Như Ý như thế tại sao lại không nói cho Như Ý biết? Điều này có phù hợp với logic không?

Lệnh Phi đúng như “thần thông quảng đại”, dường như chỉ cần chuyện gì bà ta muốn nghe, muốn làm là đều có thể thành công.

Tinh logic vẫn là vấn đề gây tranh cãi

Lệnh Phi là một con người như thế nào, kỳ thực tất cả các phi tần trong hậu cung đều biết. Chỉ là Lệnh Phi được Hoàng thượng sủng ái, nên đám phi tần không dám nói gì cả. Nhưng phụ nữ trong hậu cung đều biết chuyện giữa Lệnh Phi và Lăng Vân Triệt (Kinh Siêu), hơn nữa việc tìm chứng cứ lại quá dễ dàng bởi vì có quá nhiều người làm chứng, nếu tất cả cùng đứng ra vạch trần Lệnh Phi thì cho dù Lệnh Phi có thần thông quảng đại cỡ nào đi nữa cũng không thể nào giải thích rõ ràng được.

Thế nhưng lại không có bất cứ nữ nhân nào trong hậu cung bẩm báo với Hoàng thượng. Trong khi các nữ nhân trong hậu cung đều coi nhau là kẻ địch, tại sao lại có thể bỏ lỡ một cơ hội tốt để lật đổ Lệnh Phi như thế? Cần biết rằng, khi vụ việc được điều tra ra thì chắc chắn Lệnh Phi sẽ thất thế, nhưng đám người trong hậu cung lại giữ im lặng cho tới khi chuyện giữa Như Ý và Lăng Vân Triệt bị bại lộ.

Chuyện này không phải quá nực cười sao? Một đôi nhân tình tất cả mọi người đều biết thì lại không đến tai Hoàng thượng. Một người chẳng qua chỉ “đuổi hình bắt bóng” bị người khác hãm hại một cách ầm ĩ đến mức kinh động đến Hoàng Thượng, điều này không phải rất phi logic?

Không biết các bạn có cùng quan điểm bên trên hay không?

Chia sẻ

Bài viết

Phượng Nguyễn

Tin mới nhất