Trái nguợc với những tên tuổi vụt sáng sau các bộ phim hành động chuyển thể từ truyện tranh, không ít diễn viên dù tài năng nhưng lại không có cơ hội toả sáng trong phim.
Andrew Garfield - The Amazing Spider Man 1 & 2 (2012, 2014): Trước khi được tái sản xuất ở vũ trụ mới của Marvel, hai phần phim mới về Người Nhện đều do nam diễn viên Andrew Garfield thủ vai. Đây không phải là tác phẩm ưng ý với khán giả lẫn giới chuyên môn bởi nội dung chỉ ở mức trung bình, không có nhiều bất ngờ và việc lựa chọn Andrew vào vai chính bị đánh giá là không phù hợp. Loạt phim này đã bị hãng Sony khai tử trước khi bắt đầu làm phần ba và Andrew Garfield mất vai về tay nam diễn viên trẻ 19 tuổi Tom Holland. Dù vậy, sau đó Andrew Garfield đã có cơ hội chứng tỏ tài năng trong bộ phim Hacksaw Ridge.
Natalie Portman - Thor, Thor: The Dark World (2011, 2013):Việc đưa minh tinh tài sắc vẹn toàn như Natalie vào vai Jane Foster là điều khiến rất nhiều khán giả bức xúc. Vai diễn này của cô đã bị đánh giá là một trong những vai nhạt nhoà và đáng tiếc nhất màn ảnh 2013. Không có đất để thể hiện khả năng diễn xuất tâm lý, vốn là thể mạnh của cô trong một tác phẩm hành động tràn ngập kỹ xảo, nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar giống như “bình hoa di động” và hoàn toàn bị lu mờ bởi hai bạn diễn nam là Chris Hemsworth và Tom Hiddleston.
Edward Norton - The Incredible Hulk (2008): Trước khi Mark Ruffalo vào vai Người khồng lồ xanh The Hulk (Banner Bruce), nhà sản xuất, kiêm biên kịch Edward Norton từng rất thành công với vai diễn này trước đó. Thành công của phần phim này phần lớn nhờ vào tài năng của Edward Norton. Tuy nhiên do sự khác biệt trong cách sáng tạo, Norton và hãng Paramount đã chia tay nhau trước khi Hulk gia nhập vào The Avengers, nơi mà Mark Ruffalo bước vào và Norton chính thức bước ra.
Frank Grillo - Captain America: Civil War (2016): Việc số phận của gã ác nhân Crossbones bị khép lại sau phần phim của Captain America khiến không ít fan hụt hẫng. Nhiều người cho rằng, đáng lẽ tài tử Frank Grillo nên được tiếp tục góp mặt trong vũ trụ Marvel bởi tầm quan trọng của nhân vật thú vị này trong truyện tranh.
Taylor Kitsch - X-Men Origin: Wolverine (2009):Taylor Kitsch có thể đã đánh cắp trái tim của khán giả trong Lights Friday Night nhưng lại hoàn toàn bị lép vế trong bộ phim riêng của Wolverine. Mặc dù trong thời gian ngắn trên màn ảnh, Taylor đã kịp để lại dấu ấn với khán giả vai Gambit. Dị nhân Gambit vẫn sẽ được tái xuất trong vũ trụ X-Men sắp tới tuy nhiên là dưới sự thể hiện của tài tử Channing Tatum.
Ryan Reynolds - Green Lantern (2011): Trước khi khoác lên mình bộ suit đỏ của Deadpool, ít ai biết Ryan Reynolds từng có màn hoá thân thành công với vai siêu anh hùng Hal Jordan. Green Lantern không những không nhận được sự chú ý của công chúng mà còn bị giới phê bình chê tơi tả dù đây là vai diễn hay của Ryan Reynolds. Với vai diễn có nhiều nét tương đồng đã giúp cho Reynolds trở thành một Deadpool hoàn hảo, quyến rũ và hài hước với màn “chào sân” cực kỳ ấn tượng trên màn ảnh vào năm 2016.
Ben Kingsley - Iron Man 3 (2013): Những tưởng là “kẻ thù mạnh nhất” với Iron Man - Mandarin của tài tử Ben Kingsley hoá ra chỉ là một con rối được thuê về để diễn trò che mắt. Thủ thuật này của Marvel đã đem lại sự bất ngờ cho khán giả và tất nhiên là không ít hụt hẫng. Bởi lẽ, Ben Kingsley, người từng giành giải Oscar nam chính xuất sắc nhất lại được sử dụng trong phim chỉ với mục đích gây cười.
Jesse Eisenberg - Batman v Superman: Dawn of Justice (2016):Nam diễn viên từng được đề cử Oscar gây được nhiều sự chú ý với vai phản diện Lex Luthor. Tuy được nhìn nhận là điểm nhấn thú vị của phim với nhân vật siêu phản diện đáng nhớ của DC Comics, Jesse thể hiện được nét mưu mô, quỷ quyệt. Nhưng cách diễn có phần quái đản của anh với những câu thoại kích động lặp đi lặp lại khiến khán giả mệt mỏi và phá vỡ hình ảnh gã ác nhân thông minh Lex Luthor. Nếu so với The Social Network, Esse Eisenberg ít đất diễn hơn và cũng không được đánh giá cao.
Liev Schreiber - X-Men Origins: Wolverine (2009): Ngoài ấn tượng do Taylor Kitsch để lại trong phần phim riêng đầu tiên của Wolverine, một nhân tố khác của phim, người được đánh giá cao hơn là Liev Schreiber với vai Victor Creed - anh trai của Logan. Với câu chuyện quá khứ và tính cách hấp dẫn không thua kém gì em trai nhưng trong vũ trụ X-Men, Victor hoàn toàn không có đất thể hiện. Ý tưởng thực hiện một bộ phim riêng về gã Người chuột với sự thể hiện của Liev Schreiber vẫn thường xuyên được công chúng nhắc đến sau lần xuất hiện hụt của anh trong Logan (2017).
Michael Shannon - Man of Steel (2013): Đạo diễn Zack Snyder đuợc cho là có đã một sự chọn lựa hoàn hảo khi mời Michael Shannon vào vai kẻ trùm phản diện, tướng General Zod. Tuy nhiên sau màn thể hiện ấn tượng của tài tử này thì DC Comcis vẫn quyết định “khai tử” một trong những tướng thuộc dòng dõi Kryptonian, đối thủ mạnh nhất của Superman đến nay.
Peter Dinklage - X-Men: Days of Future Past (2014):Khi có thông tin “tài tử lùn” Peter Dinklage sẽ góp mặt trong Days of Future Past với vai trò người sáng lập Sentinel - Bolivar Trask, người hâm mộ háo hức chờ đón màn biểu diễn của anh. Sở dĩ, ngôi sao đình đám rất được yêu thích trong loạt phim truyền hình Game of Thrones chắc chắn sẽ không bị khai thác lãng phí. Tuy nhiên điều ngược lại đã xảy ra. Ngoài việc nhìn vào kính hiển vi và việc phát hiện Mystique lẻn vào tập đoàn Trask, không có nhiều đất diễn để Dinklage thể hiện mình là người đứng sau mưu đồ tiêu diệt người đột biến. Hơn nữa vì hầu hết sự chú ý đều tập trung vào cuộc chiến giữa giáo sư X và Magneto, bất kỳ nhân vật nào khác kể cả chủ nhân giải Emmy danh giá này cũng hoàn toàn bị lu mờ.
Hugo Weaving - Captain American: The First Avenger (2011):Hiếm khi có nhân vật phản diện nào có cơ hội xuất hiện trở lại trong những loạt phim siêu anh hùng của cả Marvel lẫn DC. Và nhân vật Red Skull của Hugo Weaving cũng không ngoại lệ. Điều này khiến các fan truyện tranh không khỏi thất vọng.
Showbiz 24h: Nhiều nghệ sĩ đến chung vui với Hà An Huy tại họp báo, Quỳnh Nga tiết lộ chuyện hậu trường Bước Nhảy Hoàn Vũ là hai thông tin gây chú ý trong ngày hôm nay.