Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Những cảnh phim rượt đuổi bằng ô tô hấp dẫn nhất trong lịch sử điện ảnh

một bộ phim có các cảnh rượt đuổi càng gay cấn thì bộ phim sẽ càng hay. Có rất nhiều bộ phim đã sử dụng các cảnh rượt đuổi trên ô tô để tăng thêm phần gay cấn. Danh sách 10 bộ phim sau đây là những bộ phim đã thực hiện rất tốt các cảnh quay rượt đuổi trên ô tô.

10. It's a mad, mad, mad world (1963)

Trailer bộ phim.

It's a mad mad mad world có nội dung xoay quanh những nhóm người kỳ quặc đang cố gắng truy tìm một khoản tiền lớn được chôn bên dưới một địa điểm bí ẩn. Để có thể thoả mãn lòng tham của mình, ai trong số họ cũng ra sức chạy đua với thời gian một cách gắt gao.

Điều đó dẫn đến việc phim có khá nhiều cảnh rượt đuổi khác nhau, nhưng có lẽ cảnh phim của nhân vật Sylvester là cảnh phim thú vị nhất. Khó có thể dùng từ ngữ để diễn tả hết được sự hoang dại của cuộc rượt đuổi. Vì thế, chúng ta chỉ có thể dành hàng giờ liền ngồi trước màn ảnh để không bỏ lỡ bất cứ một khoảnh khắc nghẹt thở nào.

Một cảnh phim trong phim “It's a mad mad mad world”.

9. Drive (2011)

Trailer bộ phim.

Đã gần một thập kỷ trôi qua nhưng bộ phim Drive vẫn ám ảnh người xem theo một cách rất riêng của mình. Bộ phim mang hơi hướng những phim kinh dị của thập nhiên 80, như bộ phim Thief chẳng hạn, nhưng Drive còn có cả những cảnh phim vô cùng bạo lực. Cảnh phim hay nhất của Drive có lẽ chính là cảnh mở đầu khi một người lái xe không tên (do Ryan Gosling đóng), ngồi vào phía sau bánh lái của một chiếc xe và chạy trốn khỏi cuộc truy đuổi của cảnh sát. Drive khá kén người xem vì mức bộ bạo lực của mình. Có một điều chắc chắn rằng tuy bộ phim sở hữu khá nhiều cảnh gây chán, nhưng cảnh rượt đuổi sẽ không làm khán giả phải thất vọng.

Poster cho phim “Drive”.

8. Ronin (1998)

Trailer bộ phim.

Nói đến những cuộc rượt đuổi trên ô tô thì có lẽ cuộc rượt đuổi trong Ronin là chân thật thất. Ronin là một ví dụ hoàn hảo về việc sử dụng xe xịn sẽ mang lại cảm giác chân thật hơn khi rượt đuổi nhau. Trong phim, Robert de Niro đóng vai một lính đánh thuê người Mỹ đang làm việc với một phi hành đoàn đa văn hóa trong một nhiệm vụ khó khăn tại nước ngoài.

Nhân vật Sam của De Niro, với bạn thân Vincent (diễn viên Jean Reno), sẽ thực hiện một cuộc cách mạng nhằm chống lại sếp của mình. Điều này dẫn đến một màn rượt đuổi bằng ô tô nhưng lại không sử dụng nhiều đến kỹ xảo. Vị đạo diễn John Frankenheimer đã căn chỉnh cho những khuôn hình của mình thật tuyệt hảo để cuộc rượt đuổi trở thành một trải nghiệm nghẹt thở khó quên nhất.

Phim “Ronin” ra mắt năm 1998.

7. The Matrix Reloaded (2003)

Trailer bộ phim.

Có một sự thật không thể phủ nhận đó là những bộ phim thuộc dòng phim The Matrix hầu như được xây dựng trên cùng một khung kịch bản. Điều này cho thấy rằng những ý tưởng trong phần phim đầu tiên vẫn là tuyệt nhất và các phần phim sau đó đều đi theo motif này. Nhưng Reloaded (The Matrix Reloaded) cũng có một điểm sáng cho riêng mình, đó là những cuộc rượt đuổi bằng xe hơi.

Yếu tố này trong phim đã khiến công việc sản xuất trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi lẽ, đội ngũ chuẩn bị hiện trường đã phải xây dựng hẳn một đoạn đường cao tốc dài hơn một dặm như một đường đua thực sự mà chúng tay thấy trên màn ảnh. Mặc dù Reload là một sự thất vọng của cả dòng phim nhưng cuộc rượt đuổi trong phim không hẳn là quá tệ.

Phim “The Matrix Reloaded” ra mắt năm 2003.

6. The Blue Brother (1980)

Trailer bộ phim.

The Blue Brother có một cốt truyện khá lỏng lẻo với các tình tiết đơn giản. Bộ phim chủ yếu nói về việc Elwood và Jake Blues (do Dan Aykroyd và John Belushi thể hiện) đang cố gắng lấy cứu cô nhi viện nọ, nơi họ từng lớn lên, bằng cách thành lập ban nhạc của mình và kiếm nhiều tiền nhanh nhất có thể. Vấn đề không hay bắt đầu xuất hiện khi ban nhạc The Blues của họ có dấu hiệu đã chạy trốn từ Illinois Nazis.

Cụ thể, các cảnh sát đã cố gắng truy tìm Elwood vì anh ta sử dụng giấy phép bị đình chỉ, dẫn đến một cuộc rượt đuổi hấp dẫn qua một trung tâm mua sắm, và kết thúc với cảnh tượng rất nhiều xe va vào nhau thành một đống hỗn độn. Mặc dù cảnh phim truy đuổi được sử dụng kỹ xảo để thể hiện nhưng không thể phủ nhận đó là một cuộc rượt đuổi đầy thú vị.

“The Blue Brothers” ra mắt từ những năm 1980.

5. Fast Five (2011)

Trailer bộ phim.

Từ khi thương hiệu Fast and Furious bắt đầu ra quân lần đầu tiên vào năm 2001, nối đuôi theo sau là ba phần phim không mấy nổi bật, thì mãi đến Fast Five (hay còn gọi là Fast and Furious 5) ra mắt năm 2011, dòng phim này mới thật sự tạo được cú hích cho riêng mình. Fast Five do Justin Lin làm đạo diễn.

Nội dung bộ phim nhắc đến việc Dom (Vin Diesel) và Brian (Paul Walker) bắt tay hợp tác nhằm hạ gục một trùm ma túy Brazil và làm giàu, trục lợi về phía mình. Đoạn phim đỉnh cao của bộ phim khắc hoạ khoảnh khắc các vai diễn cốt cán kéo một “kho” chứa đầy ma túy và tiền mặt vượt qua các con đường ở Rio de Janeiro. Tưởng như đây là một điều gì đó rất lố bịch, nhưng không, bạn đã lầm to. Cảnh phim khá là oách khi được trình chiếu trên màn ảnh rộng. Cái chất điên khó trùng lặp này đó được nhờ tài năng của vị đạo diễn gốc Đài Loan. Chính cảnh tượng xe-này-bám-riết-xe-kia trong Fast Five đã khẳng định được sức nặng một thương hiệu phim chưa có được dấu ấn trên trường phim ảnh lúc bấy giờ.

Cảnh rượt đuổi trong “Fast Five”.

4. Mission: Impossible - Fallout (2018)

Trailer bộ phim.

Bạn có thể đã từng nghe nói rằng Tom Cruise là một diễn viên rất trân trọng nghiệp diễn khi luôn tự thân thực hiện các pha nguy hiểm trong các bộ phim. Việc này đã giúp cho thương hiệu Mission: Impossible, có sự tham gia của nam tài tử, dần được quan tâm và theo dõi nhiều hơn. Xem cách mà Tom bất chấp cái chết trèo lên tòa nhà cao nhất thế giới, hoặc nhảy khỏi máy bay, hay thậm chí treo mình trên cánh máy bay; người xem không khỏi kinh hãi.

Trong phần mới nhất của loạt phim Mission: Impossible, ở phân cảnh Tom đang lái xe qua đường phố Paris để bắt kịp điệp viên CIA Henry Cavill, một cuộc rượt đuổi bằng xe diễn ra hết sức chân thực, làm ai nấy cũng một phen thót tim. Khi Ethan Hunt (nhân vật của Tom Crusie trong phim) đang phóng xe lao đi, anh không lường trước được việc phải chống chọi lại với tình trạng giao thông không mấy dễ dàng xung quanh Khải Hoàn Môn. Chính những yếu tố này đã khiến người xem rất khó để không cảm thấy căng thẳng dữ dội, và đôi khi bạn cũng phải tự hỏi làm thế nào Tom Cruise có thể tự mình xoay xở để sống sót qua từng phần của loạt phim này.

Crusie vẫn thích tự mình thực hiện các cảnh phim hành động trong “Fallout”.

3. Raiders of the Lost Ark (1981)

Trailer bộ phim.

Harrison Ford, với vai diễn đầy tính biểu tượng Indiana Jones, đã có màn xuất hiện vô cùng ngầu trong Raiders of the Lost Ark. Sứ mệnh của anh trong bộ phim này chính là phải đối đầu một mất một còn với phe Đức quốc xã. Vì vậy, anh buộc phải bất chấp hiểm nguy mà tham gia vào một cuộc rượt đuổi kéo dài tận 9 phút giữa sa mạc trên màn ảnh rộng.

Bộ phim vừa có hành động, khủng bố và vừa có một chút yếu tố hài hước. Các góc quay khác nhau của cảnh quay có đôi chỗ vẫn chưa trọn vẹn, nhưng Steven Spielberg biết chính xác phải sắp xếp chúng như thế nào để khiến người xem cảm thấy tình huống mà Indiana đang lâm vào thật sự khó khăn và việc anh ta sống sót sau tất cả đúng là một kì tích. Suy đi xét lại, đây chính là cảnh hành động hay nhất của bộ phim.

“Raider of the Lost Ark”.

2. Baby Driver (2017)

Trailer bộ phim.

Bộ phim gần đây nhất của Edgar Wright, Baby Driver, kể về chàng trai trẻ tên Baby (diễn viên Ansel Elgort) có tình yêu thuần tuý với âm nhạc và khả năng lái xe điêu luyện. Anh được một băng nhóm tội phạm chuyên thực hiện những phi vụ giật gân như cướp ngân hàng, thuê về để giúp chúng ở khâu đào tẩu. Đánh vật giữa bản ngã lương thiện bên những nốt nhạc du dương và bản ngã tội ác bên những cuộc chạy đua với cảnh sát, nhân vật của Ansel dần tìm thấy nơi mình thật sự thuộc về.

Baby Driver là sự pha trộn mạnh mẽ giữa những yếu tố hành động và hài kịch có nhịp độ nhanh và nêu ra mục đích chính ngay trong phần mở đầu của nó. Điều này giúp cho các khán giả dễ dàng theo dõi mà không phải sử dụng quá nhiều dung lượng não bộ để suy đoán đông tây. Ngoài ra, phân cảnh Baby dẫn đầu đoàn đua với hàng loạt những chiếc xe cảnh sát hú còi inh ỏi phía sau khiến nhiệt độ trong phòng chiếu tăng lên đáng kể vì không khí hồi hộp dâng cao.

“Baby driver” ra mắt năm 2017.

1. The Dark Knight (2018)

“The Dark Night” một trong những tượng đài về phim siêu anh hùng.

Christopher Nolan, không giống như nhiều nhà làm phim có ngân sách lớn khác, ông không ưu tiên sử dụng hiệu ứng CGI trong công đoạn hậu kì. Điều đó, tất nhiên, đã làm cho bộ phim The Dark Knight năm 2008 của ông trở thành một thách thứ khó có thể vượt qua. Cụ thể, ở giữa chừng bộ phim, phân cảnh Joker (diễn viên Heath Ledger) đang cố gắng hạ gục DA Harvey Dent (diễn viên Aaron Eckhart) một lần và mãi mãi, trong một chiếc xe bán tải, là một cảnh quay khó nhằn.

Batman (diễn viên Christian Bale), bám sát cuộc trả thù nhuốm đỏ thù hận bằng chiếc xe của mình và kéo chiếc xe tải kia theo đúng nghĩa đen, rồi lật úp nó. Tất cả các cảnh quay này chỉ được thực hiện duy nhất một lần (lạy trời là nó đã thành công). Lật úp một chiếc xe tải trong một cảnh quay mạo hiểm quả là liều lĩnh, nhưng nhờ vậy mà bộ phim mới đạt được thành công của riêng mình. Liều ăn nhiều đấy thôi!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hoàng Thông

Được quan tâm

Tin mới nhất