Harry Potter and the Prisoner of Azkaban
Trong số bảy phần phim của Harry Potter thì phần phim Tên tù nhân ngục Azkaban là phần phim không mấy thành công về mặt thương mại. Trên thực tế phần phim chỉ thu về hơn 796 triệu USD nhưng điều quan trọng hơn cả, nó đã chiếm được cảm tình của người hâm mộ cũng như sự khen ngợi của giới phê bình. Đó cũng được xem là một thành công đáng ghi nhận của phần phim. Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban là tập duy nhất trong bảy tập truyện của Harry Potter mà Voldermort không xuất hiện.
Với sự tham gia lần đầu tiên của đạo diễn Alfonso Cuaron vào công tác sản xuất, loạt phim Harry Potter được thay máu hoàn toàn, từ tông sắc cho đến cách xây dựng cốt truyện, dẫu việc này đặt cả ekip dưới một sự lo sợ vô hình (lo sợ sự đổi mới sẽ không được đón nhận). Nhưng như những gì chúng ta được chứng kiến cho đến nay, công sức của vị đạo diễn tài hoa này đã giúp cho cốt truyện gốc của bộ truyện được bảo toàn khi chuyển thể thành phim, đồng thời khởi động một giai đoạn mới đầy khởi sắc cho Harry Potter.
Được đánh giá là sâu sắc và giàu tính nhân văn hơn phần đầu, Toy Story 2 tiếp tục thu hút sự chú ý của khán giả bằng cuộc phiêu lưu mới của hai nhân vật chính Woody và Buzz. Tác phẩm này đã Pixar có được giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 1999 ở hạng mục Bộ phim hay nhất. Thực ra Toy Story 2 vốn chỉ là dự án thực hiện dưới dạng video chứ không phải movie (phim chiếu rạp), nhưng khi xem bản dựng thử thì các nhà làm phim đã rất ưng ý nên họ quyết định cho sản xuất bộ phim như phần hai của mạch truyện và phát hành tại các rạp chiếu lớn. Thế giới đồ chơi được khắc họa vô cùng đáng yêu, các tình tiết cũng trở nên phong phú hơn nhiều trong Toy Story 2. Chính sự đột phá của phần hai so với đàn anh đã tạo đà cho sự thành công của phần ba. Chiến thắng trên một lần nữa khẳng định tên tuổi của Pixar trong giới sản xuất phim hoạt hình 3D, mang lại không ít nhưng thương vụ “béo bở” cho hãng sau này.
Chắc hẳn ai đã xem Logan đều không thể quên được đoạn kết ám ảnh đầy máu và nước mắt của hai cha con dị nhân. Bộ phim đầu tiên về Người Sói dán nhãn C18 này đã thật sự chinh phục cả những khán giả khó tính nhất. Logan là phần ba và cũng là phần cuối cùng trong loạt phim ngoại truyện của X-Men với nhân vật chính là người sói Wolverine. Ngay từ ban đầu, Fox đã nói rõ đây sẽ là lời tiễn biệt dành cho nhân vật Người Sói của nam tài tử Hugh Jackman. Và đứng ở góc độ này, Logan không hẳn là một bộ phim siêu anh hùng như nhiều người lầm tưởng. Logan có thể không phải hay nhất, nhưng đây là bộ phim siêu anh hùng đáng nhớ nhất. Tuy vẫn có một vài hạt sạn nhỏ về kịch bản lẫn trong mạch phim, nhưng rõ ràng, Logan là hình ảnh của một lời tiễn biệt đẹp nhưng đượm buồn dành cho khán giả sau nhiều năm dõi theo và yêu mến dòng phim người sói này.
Mission: Impossible Ghost Protocol / Rogue Nation
Thật quá khó để chọn được phần tiếp theo nào hay hơn Chiến dịch bóng ma của Brad Bird hay Quốc gia bí ẩn của Christopher McQuarrie. Những tưởng bước thụt lùi của phần phim thứ ba đã khiến thương hiệu Mission: Impossible dần lui vào dĩ vãng thì vào năm 2011, tức nửa thập kỷ sau phần phim trước, Mission: Impossible - Ghost Protocol ra mắt. Doanh thu cao 695 triệu USD cao chót vót cùng những lời tán dương không ngớt dành cho phần phim thứ tư giúp Mission: Impossible - Ghost Protocol trở thành liều thuốc hữu hiệu hồi sinh thương hiệu phim về chàng điệp viên Ethan Hunt tài ba. Chưa dừng lại ở đó, kế thừa sự thành công của đàn anh, phần phim thứ năm Mission: Impossible - Rogue Nation (2015) lại tiếp tục tạo được tiếng vang khi đem về thành công không chỉ cho nam tài tử Tom Cruise mà còn góp phần củng cố vị thế cho thương hiệu Mission Impossible trong trận chiến giữa các bộ phim điệp viên - hành động.
Kẻ huỷ diệt 2: Ngày phán xử đã vinh dự nhận được bốn giải Oscar cho phần hiệu ứng hình ảnh và âm thanh, từ đó trở thành một trong những siêu phẩm không thể bỏ qua với hầu hết “mọt” phim. Judgment Day ở thời điểm ra mắt đã bạo gan sử dụng những khung hình hoành tráng để khắc hoạ vẻ bi tráng của cuộc chiến không khoan nhượng giữa con người và những người máy huỷ diệt. Vì là phiên bản remake nên cốt truyện và bố cục phim không có nhiều thay đổi so với phim gốc ra mắt năm 1991. Điểm mấu chốt ở đây là T-800 đã không còn là kẻ huỷ diệt mà giờ đây đã trở thành người bảo vệ, người bạn của phe chính diện. Với lợi thế nâng cấp về hình ảnh cùng sự giúp sức của công nghệ 3D, ngay từ những giây phút đầu tiên, bộ phim đã mang đến cho người xem những hình ảnh về chiến trường tương lai đầy sống động. Chính sự xuất sắc và vượt trội trong cách tận dụng kỹ xảo vào việc kể chuyện, bộ phim nghiễm nhiên ẵm trọn bốn giải Oscar danh giá cho khâu hình ảnh và âm thanh.
Wes Craven’s New Nightmare
Sau khi tựa phim kinh dị Ác mộng chết người ra mắt phần đầu tiên vào năm 1991, đạo diễn của phần phim và đồng thời cũng là người viết kịch bản cho những phần tiếp theo, Wes Craven đã quyết định sẽ làm một phần đàn em với nội dung hoàn toàn mới mẻ để cho ra mắt vào kỉ niệm mười năm phát hành phần đầu (năm 1984), tức là Đêm ác mộng. Phần hai của dòng phim được thực hiện vào một thời kì khá khó khăn với Wes Craven, tuy nhiên nó đã chứng tỏ quyết định đổi mới của nam đạo diễn là đúng khi đạt mốc doanh thu 1,1 triệu đô chỉ sau 3 ngày đầu công chiếu. Sau đó, bộ phim được ca tụng là bộ phim hay nhất năm 1984, trở thành động lực để đạo diễn Wes Craven và ekip mạnh dạn thực hiện thêm nhiều phần nữa.
Về cốt truyện, có vẻ như Aliens vẫn giữ nguyên công thức từ phần phim đầu - trong một cuộc thám hiểm ngoài không gian, một đội phi hành gia (gồm cả một người máy android) khám phá ra một chủng tộc người ngoài hành tinh và chúng đang diệt trừ từng người một trong số họ. Xuyên suốt thời gian này, nhân vật nữ chính Ripley luôn có những phán đoán đúng, nhưng lại bị chèn ép bởi những nhân vật nam khác xung quanh cô. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phần phim là phần tiếp theo của series phim, được thực hiện bởi đạo diễn James Cameron, buộc khán giả phải vắt nhiều “chất xám” hơn. Trong Aliens, bên cạnh yếu tố hành động và kinh di, khía cạnh cảm xúc cũng được ekip chú ý phát triển. Khán giả sẽ được chứng kiến những con người đi từ trạng thái hoàn toàn tự tin sang hoảng loạn, sợ hãi tới mất nhân tính, còn Ripley, tới cuối phim, cô không chỉ sống sót, mà còn trở thành một chiến binh thực thụ.
Đó là toàn bộ danh sách những phần phim còn thành công hơn cả phần phim tiền nhiệm của mình. Sự thành công được ghi nhận ở đây có thể đến từ doanh thu hoặc đến từ sự đón nhận của công chúng hay thậm chí ở cả hai khía cạnh. Là một khán giả yêu phim ảnh, chúng ta cần ghi nhận sự thành công này của những phần phim vì hầu như các nhà làm phim đều có sự mạo hiểm trong giai đoạn thực hiện chúng. Sự thành công là hoàn toàn xứng đáng với những gì họ bỏ ra trong việc cố mang đến cho khán giả những sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra, sự thành công này còn giúp cho những phần phim sau đó của các series có cơ hội phát triển ở một mức cao hơn, thỏa mãn người hâm mộ tốt hơn.