Sau khoảng thời gian ngắn tương đối im ắng thì hôm nay, đoàn làm phim "Hậu cung Như Ý truyện" đã bất ngờ tung ra loạt poster khắc họa các nhân vật trong triều phục Mãn Thanh cực kì lộng lẫy và toát lên khí chất ngút trời.
Tính đến thời điểm hiện tại, đoàn làm phim Như Ý truyện đã tung rất nhiều loạt poster đẹp lung linh, giúp cho khán giả có một hình dung khá rõ ràng về tạo hình nhân vật cũng như bối cảnh trong phim. Các hình ảnh trang phục, bối cảnh cung điện đều hết mực lộng lẫy và được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ thực sự làm khán giả không thể nào mãn nhãn hơn.
Mới đây nhất, đoàn làm phim Như Ý truyện tiếp tục tạo ra cơn bão trong cộng đồng người hâm mộ phim cổ trang Hoa ngữ nói chung và fan Như Ý truyện nói riêng bằng việc tung ra bộ poster lung linh khắc họa các “nương nương” trong Triều phục cực kì xa hoa và đầy uy quyền.
Một hậu phi triều Thanh thường có nhiều loại trang phục: tiện phục, thường phục (dùng cho hàng ngày), cát phục (dùng cho các dịp lễ hội, dịp vui trong hoàng cung) và triều phục. Triều phục hay Lễ phục là bộ trang phục cao quý nhất và tôn nghiêm nhất của một Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu cũng như Phi tần thời Thanh, chỉ các bậc Tần trở lên mới được sử dụng loại trang phục cao cấp này. Lễ phục chỉ dùng trong các dịp trọng đại nhất và được quy định chi tiết rất rõ ràng để tỏ rõ thứ bậc của chủ nhân.
Kế Hoàng hậu - Ô Lạt Na Lạp Như Ý trong triều phục ngày sách phong nàng làm Hoàng hậu, toát ra khí chất ngút trời của bậc mẫu nghi thiên hạ, chưởng quản lục cung.
Thanh Cao Tông - Càn Long Hoàng đế - Ái Tân Giác La Hoằng Lịch trong bộ Triều phục của Hoàng đế.
Du phi - Kha Lí Diệp Đặc Hải Lan thanh cao, không vướng vào vòng xoáy thị phi. Thương yêu Như Ý hết lòng hết dạ.
Hiếu Hiền Hoàng hậu - Phú Sát Lang Hoa, Hoàng hậu đầu tiên của Càn Long.
Gia Quý phi - Kim Ngọc Nghiên. “Chiến thần đến từ Triều Tiên”
Tuệ Quý phi - Cao Giai Hi Nguyệt, con rối trong tay của Phú Sát Lang Hoa.
Nguỵ Yến Uyển lúc này trong triều phục của Hoàng Quý phi.
Sùng Khánh Hoàng Thái hậu - Nữu Hổ Lộc Chân Hoàn, nhân vật chính của phần 1 - “Hậu cung Chân Hoàn truyện”
Một tạo hình lần đầu tiên xuất hiện của Cảnh Nhân cung Hoàng hậu - Ô Lạt Na Lạp Nghi Tu, cô của Như Ý và là kẻ thù không đội trời chung của Hoàng Thái hậu.
Dung phi - Hàn Hương Kiến. Đệ nhất mỹ nhân trong hậu cung của Càn Long.
Thuần Quý phi - Tô Lục Quân.
Mai tần - Bạch Nhị Cơ với nét đẹp thơ ngây, nũng nịu.
Thư phi - Diệp Hách Na Lạp Ý Hoan. Người tôn sùng Càn Long cả một đời và cũng chính tình yêu mù quáng đã dẫn đến kết thúc bi thương.
Thận tần - Sách Xước Luân A Nhược, từng là thị nữ của Như Ý nhưng không an phận mà phản bội chủ nhân để đoạt lấy vinh sủng.
Uyển Quý phi - Trần Uyển Nhân, người đã chờ cả cuộc đời vì Càn Long.
Dĩnh Quý phi - Ba Lâm Mi Nhược, người đứng đầu các phi tần người Mông Cổ.
Khác tần - Bát Nhĩ Cát Tư thị.
Khánh phi - Lục Mộc Bình.
Còn đây chính là hình ảnh nguyên bản của một bộ Lễ phục của hậu phi triều Thanh trong lịch sử:
Hình ảnh Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu của Càn Long trong lịch sử.
Với tạo hình quá xuất sắc được liên tiếp tung ra, liệu Hậu cung Như Ý truyện có đủ sức thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của Hậu cung Chân Hoàn truyện để trở thành một bộ phim kinh điển nữa trong dòng phim cổ trang - cung đấu?
Sau khi chính thức khai trương, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nhận được rất nhiều sự thích thú của người dân TP.HCM. Đáng chú ý, trên MXH, nhiều người bất ngờ bàn luận rôm rả về tấm bảng chỉ đường với cụm tiếng Anh "for Ben Thanh".
Các thí sinh tại cuộc thi Hoa hậu Quốc gia 2024 gồm Vũ Mỹ Ngân, Cẩm Ly, Yến Nhi, Hải Anh,... đang được nhận định có thể kế nhiệm Thanh Thủy thi quốc tế.
Thủ môn Nguyễn Filip đã mất vị trí vào tay thủ thành Đình Triệu là điều bất ngờ ở tuyển Việt Nam. Nhưng câu chuyện này là hành trình kỳ diệu và truyền cảm hứng cho nhiều cầu thủ trẻ.