Ngày 5 tháng 5, theo như trang Thương báo Bắc Kinh đưa tin, Thẩm Văn Văn đã khởi kiện tác giả của Cẩm tú vị ương là Chu Tĩnh (Bút danh: Tần Giản) về tội tranh chấp bản quyền và vụ việc này đã được tòa án nhân dân khu Triều Dương Bắc Kinh tuyên phán vào ngày hôm nay (8/5).
Tiểu thuyết Cẩm tú vị ương do Chu Tĩnh viết, đồng thời vào tháng 6 năm 2016 đã lần lượt phát hành ra bên ngoài nhận được không ít sự yêu thích của khán giả. Tuy nhiên những tin đồn liên quan đến việc sao chép liên tục xuất hiện.
Năm 2016, phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết này - Cẩm tú vị ương được công chiếu và nghi vấn về việc đạo nhái ngày gia tăng. Có số liệu hiển thị rõ quyển sách này đã sao chép hơn 200 tiểu thuyết khác, nội dung của 294 chương chỉ có 9 chương là không copy.
Đối với chuyện này, nhiều tình nguyện viên, tác giả và biên kịch đã cùng nhau lên chiến dịch hành động bảo vệ duy quyền vào tháng 11 năm 2016. Đồng thời có 11 tác giả đã khởi kiện tác giả Chu Tĩnh của Cẩm tú vị ương lên tòa án, cho biết ông chưa thông qua sự đồng ý đã sao chép một lượng lớn văn tự vào trong tác phẩm của mình.
Mặc cho nhận được sự phản đối của lượng lớn độc giả cũng như các tác giả khác, nhưng Chu Tĩnh vẫn không dừng lại hành vi vi phạm của mình, ngược lại còn chuyển thể thành phim truyền hình, game, hoạt hình…
Nhóm nguyên đơn yêu cầu tác giả Cẩm tú vị ương và các cửa hàng kinh doanh tiêu thụ những sản phẩm franchise có liên quan ngừng ngay hành động vi phạm này. Đồng thời Chu Tĩnh phải Chủ Tĩnh phải gửi lời xin lỗi, bồi thường hơn 2 triệu NDT. Sau đó, Ôn Thụy An - tác giả nổi tiếng của những tiểu thuyết kiếm hiệp cũng đã gia nhập vào nhóm người khởi kiện.
Tòa án đã phán quyết hành vi vi phạm bản quyền của Chu Tĩnh, bản án có hiệu lực trong vòng 10 ngày phải bồi thường cho nguyên cáo Thẩm Văn Văn với tổn thất kinh tế là 120 ngàn NDT và chi trả bản quyền là 16.500 NDT, tổng cộng là 136,5 ngàn NDT.
Người phụ trách của đoàn luật sư duy quyền tác giả Vương Quốc Hoa cho biết, nghi ngờ Cẩm tú vị ương sao chép hơn 580 câu chữ trong tác phẩm Thân lịch lục đế sủng bất lôi, tình tiết giống nhau gần 118 chỗ. Trong khi đó luật sư bào chữa vào thời điểm đó kiên quyết cho biết, những câu chữ giống nhau chỉ là những câu thông dụng, không thể cấu thành sao chép.
Sau tranh chấp của hai bên thì tòa án cũng đã đưa ra kết quả phán quyết vào hôm nay: 116 câu chữ trong Cẩm tú vị ương và 2 tình tiết trong tác phẩm cùng với tác phẩm Thân lịch lục đế sủng bất thôi của tác giả Thẩm Văn Văn thực sự giống nhau. Số lượng từ liên quan gần 30 ngàn chữ, đã cấu thành quyền xâm phạm đến phục chế tác phẩm, quyền phát hành và quyền phát hành trên mạng của tác giả Thẩm Văn Văn. Chính vì vậy tòa án mới phán quyết tội vi phạm bản quyền Chu Tĩnh được thành lập.
Đối với việc tác giả tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng Ôn Thụy An cũng tham gia vào việc khởi kiện Chu Tĩnh đồng nghĩa có 11 bản án liên quan đến vi phạm bản quyền của Cẩm Tú vị ương và tất cả sẽ tiếp tục được tuyên phán sau này. Chu Tĩnh có khả năng sẽ đối mặt bồi thường với mức tiền cực kỳ cao.
Cẩm tú vị ương với án kiện đầu tiên phải bồi thường hơn 130 ngàn NDT đã thu hút sự tranh luận của cư dân mạng thậm chí là sự bất mãn nơi họ:
“Chi phí sao chép thấp, chi phí duy quyền cao, duy quyền quá khó rồi” (Duy quyền ý chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của một cá nhân hay tổ chức - câu này ý chỉ tiền bồi thường sao chép thì ít mà tiền bỏ ra để có được bản quyền thì cao nên không công bằng):
“Đáng tiếc hình phạt kẻ sao chép quá nhẹ rồi, so với việc thu lợi từ sao chép thì bồi thường thật sự quá thấp rồi”.