Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Sẽ ra sao nếu 'Infinity War', Người sói nhà Logan, Deadpool, chiến binh Star Wars nhà Disney không có CGI?

Một bộ phim bom tấn nếu thiếu đi kỹ xảo điện ảnh thì khác gì ăn cơm sườn thiếu đi nước mắm. Thử tưởng tượng xem những bộ phim dưới đây sẽ lợt lạt ra sao khi không khoác lên mình chiếc áo kỹ xảo CGI!

Dù thích hay không thì hiệu ứng hình ảnh là một thành phần quan trọng của mọi bộ phim Hollywood hiện nay, và giống như bất kỳ công cụ nào, hiệu quả của nó thường phụ thuộc vào sự sáng tạo và kinh nghiệm của tổ sản xuất.

Mặc dù thường được sử dụng như một cái “nạng” của các nhà làm phim lười biếng, CGI (Computer-generated imagery: Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính; một dạng kĩ xảo trong điện ảnh) cũng có thể trở nên linh hoạt trong tay của các nghệ sĩ chân chính, làm xao xuyến biết bao đôi mắt và trái tim của người hâm mộ phim Hollywood.

Dưới đây là mười bộ phim tiêu biểu được sử dụng công nghệ VFX (kỹ xảo điện ảnh) để truyền cảm hứng, sự sáng tạo đến cho khán giả và mang tính biểu tượng cao trong những năm qua. Dĩ nhiên trong số đó, chúng ta không thể không kể đến những cảnh quay được thực hiện bằng CGI. Cùng vén bức màn lên và xem những hình ảnh hoành tráng chúng ta hằng mến mộ thật sự trông ra sao khi vắng bóng VFX/CGI nhé!

10. The Matrix

Chúng ta hãy bắt đầu danh sách này với một chiến thắng đột phá của VFX - một sự sáng tạo tuyệt đỉnh trong vòng 20 năm qua của Hollywood - The Matrix.

The Matrix nổi tiếng với phân cảnh Thomas A. Anderson (Keanu Reeves thủ vai) ngả người ra đằng sau để tránh những viên đạn bay với tốc độ siêu chậm (ngày nay ta gọi nó là slow-motion). Kỹ thuật này tiếp tục được sử dụng rộng rãi đối với các bộ phim bom tấn hiện nay. Ngoài ra, cảnh quay bắn súng rồi nhảy xuống từ trực thăng của diễn viên Keanu khiến khán giả hồi hộp ngày trước thực chất cũng được quay trong phim trường với một tấm hình “khổng lồ” làm nền. Nhờ chiếc máy ảnh bespoke mà ekip đã thu được cảnh quay này với góc 360 độ; điều đó cho phép Wachoskis (bộ đôi tác giả) ghép các khung hình lại với nhau một cách hiệu quả để khi lên phim, khán giả sẽ nhìn thấy chuỗi hành động của diễn viên diễn ra một cách “mượt mà”.

Máy ảnh bespoke.

Mặc dù đã 20 năm nhưng kỹ xảo của The Matrix vẫn hoàn hảo một cách khó tin trong khi một số bộ phim hiện nay tuy dùng cùng những loại thủ thuật như trên, song vẫn không tạo được sự đột phá.

9. Avengers: Infinity War

Trước khi Endgame diễn ra, Avengers: Infinity War chính là một trong những bom tấn của mọi thời đại. Để mang đến cho khán giả đội hình Siêu anh hùng tuyệt vời vượt ngoài mong đợi, anh em nhà Russo đã sử dụng 2.900 shot hình với những hiệu ứng đáng kinh ngạc trong suốt bộ phim.

Cho đến nay, khâu phức tạp nhất của Infinity War, từ góc độ kỹ thuật, đó là những cảnh của Thanos (Josh Brolin thủ vai). Đội chịu trách nhiệm cho hiệu ứng của Infinity War đã mất rất nhiều công sức để xử lí sự khác biệt về kích thước, chuyển động, cũng như chi tiết trên cơ thể giữa Thanos và Brolin. Để giảm bớt việc phải sử dụng quá nhiều kỹ xảo trong các cảnh quay của Thanos, tạo nên sự nặng nề cho khán giả, các yếu tố như không gian hay diễn viên được tối giản đi, nhằm tạo sự thoải mái cho khung hình, giúp cho chuyển động của Thanos ăn khớp hoàn toàn với Brolin.

Mặc dù sẽ rất mất công bằng khi gọi Thanos là một sản phẩm hoàn hảo của kỹ xảo vì tạo hình tím tím, hồng hồng, to cao như cái cột đình và sự nghèo nàn biểu cảm của nhân vật phản diện, nhưng chúng ta phải thừa nhận đây chính là thành công đáng nể mà đội kỹ xảo Marvel đã đạt được.

8. Life of Pi

Life of Pi được xem là một trong những câu chuyện đặc sắc kể về sự tồn tại đối với nhân vật Pi Patel, bộ phim đã giành được bốn giải Oscar. Và một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công đó là hiệu ứng hình ảnh đáng kinh ngạc của bộ phim.

Từ lâu đã được xem là tác phẩm “không ai sánh bằng” về chủ đề bản năng sinh tồn của con người, Life of Pi là cuộc hành trình lênh đênh trên biển của chàng trai trẻ Pi (Suraj Sharma thủ vai) cùng với bạn đồng hành là một con hổ Bengal. Không thể bắt cả đoàn làm phim “lạc trôi” nhiều ngày liền trên biển, đạo diễn Ang Lee cuối cùng đã quyết định quay tất cả các cảnh về đại dương trong một cái bể nước. Trong bể nước khổng lồ ấy, Sharma đã phải diễn trên một chiếc thuyền cứu hộ nhỏ đã được chống đỡ cẩn thận cùng với một con hổ nhồi bông (con hổ này sẽ được xử lý kỹ thuật số để trở thành loài mãnh thú thật sự trên màn ảnh).

Hình ảnh chân thật, đặc sắc của con hổ và sự đón nhận chân thành của khán giả lúc bấy giờ đã biến câu chuyện một chàng trai yếu đuối đang phải đối mặt với nhiều hiểm nguy trên đại dương mênh mông trở nên thuyết phục hơn bao giờ hết. Nhận giải Oscar là niềm tự hào muộn màng của Rhythm and Hues studios (hãng phim sản xuất bộ phim) bởi công ty bị phá sản trước đó hai tuần.

7. District 9

District 9 là cú hích của hãng TriStar hồi cuối mùa hè 2009 vì doanh thu phòng vé đạt được hơn 210 triệu USD toàn cầu và rất được đông đảo khán giả mến mộ. Nhà sản xuất Peter Jackson đã tạo ra một tác phẩm với hiệu ứng tốt nhất so với bất kì bộ phim nào được thực hiện với kinh phí 30 triệu USD.

Mặc dù thuộc thể loại khoa học viễn tưởng và sử dụng dàn diễn viên chưa được khán giả biết đến nhiều, song bộ phim lại được đánh giá cao bởi việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh xuyên suốt trong hầu hết mọi cảnh. Mặt khác, tổ sản xuất còn tích cực sử dụng phương pháp ghi hình chuyển động cho các diễn viên độc lập với bối cảnh ngoài hành tinh.

Sau một thập kỷ ra mắt, District 9 vẫn luôn được khán giả nhớ đến bởi những người ngoài hành tinh có hình dạng dựa trên những con dế, đây là một trong những sự đột phá có sức thuyết phục nhất của hãng phim TriStar và nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khán giả. Nếu như không phải đối đầu với Avatar vào năm đó thì có lẽ District 9 đã có thể mang về cho mình giải thưởng Oscar ở hạng mục Best Visual Effects (Hiệu ứng hình ảnh tuyệt nhất).

6. Mad Max: Fury Road

Mad Max: Fury Road nhận được sự tín nhiệm từ người hâm mộ vì bộ phim dám “chơi lớn” với các hiệu ứng thực tế chứ không “lạm dụng” CGI quá nhiều. George Miller, đạo diễn bộ phim này, không chỉ là một nhà làm phim hành động kì cựu mà ông còn có mười năm kinh nghiệm trong việc xử lý hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình phức tạp, điển hình là bộ phim Babe: Pig in the City và Happy feet. Điều này cho thấy ông cực kì nhạy bén và biết chính xác khi nào nên dùng VFX và khi nào không. Một mình “cân” Mad Max một cách thô sơ nhất có lẽ là một công việc thú vị nhưng hoàn toàn nằm trong tầm tay ông.

Quay trở lại với kỹ xảo, cảnh tiêu tốn tiền bạc nhất trong bộ phim chính là cảnh chiếc tàu chở dầu của Max (Tom Hardy thủ vai) phát nổ bởi mưa đạn. Đây cũng là cảnh chứa nhiều yếu tố kỹ thuật số nhiều hơn những cảnh khác. Trên thực tế, ngoài vụ nổ tàu chở dầu, mọi phân cảnh khác đều được “chuốt” kĩ lại trong hậu kì.

5. Star War: The Last Jedi

Nhận được sự ca ngợi nồng nhiệt từ giới phê bình với số điểm trung bình trên Rotten Tomatoes lên đến 93%, The Last Jedi đánh bại hàng loạt đối thủ nặng ký như Beauty and the Beast để trở thành phim có doanh thu cao nhất năm 2017.

https://www.youtube.com/watch?v=Q0CbN8sfihY

Trailer bộ phim.

The Last Jedi, thủ lĩnh tối cao Snoke (Andy Serkis thủ vai) cũng gây ấn tượng mạnh với khán giả nhờ diễn xuất đủ đầy thông qua hiệu ứng motion capture (công nghệ bắt hình động). Để sử dụng công nghệ này, công ty VFX của Geogre Lucas đã phải hợp tác với Industrial Light & Magic (ILM) để không bỏ lỡ bất cứ một động tác nào dù là nhỏ nhất của nhân vật Snoke.

Cho dù kết cục của nhân vật Snoke khiến cho khán giả hoang mang tột độ, song chúng ta không thể phủ nhận rằng nhân vật này là một thành tựu đặc biệt trong mảng xây dựng tạo hình bằng kỹ xảo, đặc biệt là với vẻ ngoài kì dị và có phần khác biệt so với diễn viên Serkis. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu ứng và hiệu suất, đảm bảo gây “choáng” cho người xem.

4. Logan

Mặc dù Logan là ngoại truyện của X-Men Origins: Wolverine với kết thúc đau đớn nhưng nó vẫn có sự đầu tư chỉn chu trong các pha thực hiện hiệu ứng kỹ thuật số như những phần phim X-Men trước.

Tuy vậy có một điều không phải ai cũng biết, tần suất khuôn mặt của Jackman (diễn viên thủ vai người sói) bị cắt ghép khi lên phim dày đặc hơn bạn tưởng. Với đạo diễn James Mangold, ông đã táo bạo thay thế gương mặt của Hugh Jackman bằng khuôn mặt của một diễn viên đóng thế trong cảnh rượt đuổi ô tô tại nơi ẩn náu của Logan. Trừ khi bạn nhìn thấu được công nghệ VFX, bạn sẽ không bao giờ đoán được đó không phải là Jackman tự lái xe. Đây cũng là một phương pháp được sử dụng trong Fast and Furious 7 khi những cảnh quay ở cuối phim của Paul Walker, đội ngũ sản xuất phải nhờ vào anh trai của Paul và kỹ xảo CGI để thay thế.

3. The Martian

Được công chiếu vào năm 2015, The Martian là một bất ngờ lớn đối với cả giới chuyên môn lẫn khán giả. Câu chuyện về “Robinson trên sao Hỏa” được thực hiện ở một địa điểm có thật là thung lũng Wadi Rum; có lẽ điều này sẽ giúp tổ hậu kì dễ thực hiện các hiệu ứng kĩ xảo hơn trong việc “hiện thực hoá” sao Hoả. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng cảnh quay nào trên sao Hỏa cũng được thực hiện trên thung lũng này thì bạn đã lầm to rồi nhé. Trên thực tế, đạo diễn Ridley Scott đã quay phần lớn cảnh trên một sân khấu ở Hungary, nhờ vậy mọi người trong đội ngũ quay mới kiểm soát được các yếu tố thời tiết, khí hậu một cách dễ dàng hơn.

2. Deadpool

Mặc dù chỉ với ngân sách “khiêm tốn” là 58 triệu USD, Deadpool vẫn là một bộ phim thành công với tràn ngập hiệu ứng VFX hình ảnh sởn gai ốc và sáng tạo. Phần lớn công nghệ CGI được sử dụng ở những cảnh quay đường cao tốc rộng lớn; những cảnh quay đóng vai trò chủ chốt trong suốt bộ phim. Riêng các cảnh ô tô rượt đuổi thực chất được quay trên đường cao tốc Vancouver. Trong khi đó, Deadpool của chúng ta đang ở trong studio với những tấm phông xanh lá để tạo nên những cảnh quay thô. Sau đó, đội hậu kì tài ba sẽ gom hết toàn bộ lại và ghép chúng vào bức tranh cuối cùng sao cho hoàn chỉnh nhất.

https://www.youtube.com/watch?v=ONHBaC-pfsk

Trailer bộ phim.

Không chỉ những pha hành động phi thường của Deadpool mới sử dụng kỹ xảo, những cảnh quay hết sức đơn giản cũng được đội ngũ hậu kì “úm ba la” bằng CGI. Khoảng 1.200 cảnh quay kỹ thuật phức tạp được các hãng sản xuất lớn như Blur Studio, Weta Digital, Image Engine,… thực hiện khéo léo để cho ra từng khung hình thực và đẹp nhất song vẫn phải đảm bảo việc tiết kiệm chi phí cho bộ phim.

1. The Avengers

Bối cảnh của The Avengers đầu tiên so với những bộ phim sau này thường không quá cầu kỳ, họ thường tận dụng các địa điểm quen thuộc và sau đó chỉnh sửa thông qua kỹ xảo hình ảnh. Ngay cả nhân vật khổng lồ như Hulk (Mark Ruffalo thủ vai) cũng là tác phẩm của công nghệ vi tính thay vì công nghệ hóa trang.

Hay chúng ta có thể kể đến trận chiến đỉnh cao ở New York khi đạo diễn Joss Whedon nhờ ILM tái hiện lại khung cảnh ở New York. Thực chất, phần lớn các cảnh quay đều được quay trên sân khấu ở New Mexico và Cleverland và ILM cần đến 250.000 hình ảnh của Manhattan để thực thi nhiệm vụ kĩ xảo điện ảnh của mình.

https://www.youtube.com/watch?v=eOrNdBpGMv8

Trailer bộ phim.

Hoặc đối với những phân cảnh treo mình trên cao của các siêu anh hùng, đoàn phim luôn chuẩn bị cho họ các dây cáp hỗ trợ và công cụ bảo vệ. Những nhà làm phim của Marvel từng nói đùa rằng: “họ đã xây dựng cả vũ trụ anh hùng chỉ thông qua màn hình vi tính”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Khánh Ly

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quỳnh Kool cưới?