Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Một số bộ phim Trung Quốc kinh điển được chuyển thể thành phim và remake nhiều lần

C-biz vốn khá nổi tiếng với lĩnh vực phim ảnh, các bộ phim được sản xuất ra dù một lần hay nhiều lần cũng thu hút được khá nhiều sự quan tâm của khán giả. Đó không chỉ là sự đổi mới về diễn viên, hình ảnh mà còn là sự sáng tạo thêm, tư duy thêm ở các góc nhìn khác nhau.

Bộ phim gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người và được remake lại khá nhiều lần từ điện ảnh đến truyền hình với tuyến nhân vật giống nhau đó chính là Tây Du Ký.

Phiên bản kinh điển nhất mọi thời đại, đến thời điển này vẫn còn được phát sóng đều đặn hàng năm và thu hút được rất nhiều các bạn nhỏ đó chính là Tây Du Ký sản xuất năm 1986 dưới sự chỉ đạo diễn xuất của cố đạo diễn Dương Khiết; với sự góp mặt của Lục Tiểu Linh Đồng vai Tôn Ngộ Không; Từ Thiếu Hoa, Trì Trọng Thụy, Uông Việt vai Đường Tăng, Mã Đức Hoa vai Trư Bát Giới (Trư Ngộ Năng), Diêm Hoài Lễ vai Sa Tăng (Sa Ngộ Tĩnh). Bộ phim với kinh phí thấp và kỹ xảo thô sơ nhưng lại tạo được tiếng vang vô cùng lớn. Đến bây giờ khán giả già trẻ rất nhiều người khi nhắc đến Tây Du Ký là đều bất giác nhớ đến bộ phim này.

Tuy nổi tiếng nhất, nhưng Tây Du Ký bản 1986 không phải là bản đầu tiên. Phiên bản đầu tiên là do Nhật Bản sản xuất năm 1940.

Sau đó, bốn thầy trò Đường Tăng được lên sóng tại thị trường Hong Kong đó là năm 1953 với tác phẩm Trư Bát Giới chiêu thân.

Bắt đầu từ năm 1960 với tác phẩm Tôn Ngộ Không và ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Tôn Ngộ Không dường như đã trở thành “idol” của thời đại với các bộ phim đều có nhân vật chính là Tôn Ngộ Không được sản xuất liên tục như: Tôn Ngộ Không và bảy lần đánh Cửu vỹ hồ (1964), Tôn Ngộ Không và ba lần trêu Bách Hoa Thiên (1965), Tây Du Ký (1966), Thiết phiến công chúa (1966), Động bàn tơ (1967), Nữ nhi quốc (1968).

Thời gian tiếp theo, Tây Du Ký cũng được nhiều lần làm lại với các tên và bối cảnh khác nhau như: Ngộ Không và 72 phép biến hóa (1976), Tây Du Ký (1978), Tôn Ngộ Không đại chiến Phi nhân Quốc (1983), Chuyện thần thoại Trung Quốc: Tây Du Ký (1983),…

Sau Tây Du Ký (1986), phiên bản được nhắc đến nhiều nhất có thể nói là Đại thoại tây du với câu chuyện tình yêu lần đầu được khai thác giữa Ngộ Không và Tử Hà tiên tử.

Sau này, chính bản Đại thoại tây du cũng được làm nhiều lần với các nội dung khác nhau, biến hóa đa dạng hơn.

Tính sơ sơ đến thời điểm hiện tại, Tây Du Ký đã thành công với khoảng hơn 40 phiên bản. Tuy chưa bản nào vượt qua được cái bóng của Tây Du Ký (1986), nhưng những bản Tây Du Ký của Trương Vệ Kiện, Lý Liên Kiệt, hay Tình Điên Đại Thánh, Đại Náo Thiên Cung, Tây Du Phục ma ký, Ngộ Không kỳ truyện,… vẫn được khán giả vô cùng yêu thích.

Nói về những bộ phim được remake nhiều lần, chúng ta lại không thể bỏ qua các tác phẩm của cố tiểu thuyết gia Kim Dung.

Anh Hùng xạ điêu là một trong nhưng bộ truyện kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung được làm đi làm lại tới 7 lần. Năm 1976 đài CTV của Hong Kong sản xuất Anh hùng xạ điêu với sự tham gia của Mễ Tuyết và Bạch Bưu. Năm 1983, Huỳnh Nhật Hoa và Ông Mỹ Linh vào vai Quách Tĩnh và Hoàng Dung của đài TVB cũng đã trở thành kinh điển. Năm 1988 CTV và ATV hợp tác sản xuất Anh hùng xạ điêu với sự tham gia của Hoàng Văn Hào và Trần Ngọc Liên. TVB lại tiếp tục phiên bản tiếp theo của bộ phim này với hai diễn viên Trương Trí Lâm và Chu Ân năm 1994.

Trương Trí Lâm, Chu Ân

Huỳnh Nhật Hoa, Ông Mỹ Linh

CCTV là đài tiếp theo sản xuất Anh hùng xạ điêu năm 2003, Lý Á Bằng và Châu Tấn cũng nổi lên từ bộ phim này.

Năm 2008, Ảnh thị Thượng Hải- Trung Quốc lại tiếp tục remake Anh hùng xạ điêu với sự tham gia của hai diễn viên nổi tiếng Hồ Ca và Lâm Y Thần và cũng để lại được những dấu ấn nhất định.

Sau đó, mãi đến năm 2017, Anh hùng xạ điêu mới tiếp tục lên sóng một phiên bản mới do Dương Húc Văn và Lý Nhất Đồng diễn chính. Tuy nhân vật đẹp, kỹ xảo hiện đại nhưng có vẻ không tạo được hiệu ứng tốt như các phiên bản trước.

Thần Điêu đại hiệp hay còn gọi là Thần điêu hiệp lữ, là câu chuyện tiếp nối của Anh hùng xạ điêu. Bộ truyện này cũng được dựng thành phim với 9 phiên bản khác nhau vào các năm: 1976, 1983, 1984, 1995, 1998, 1998, 2001, 2006, 2014.

Các phiên bản thành công nhất có thể nói là bản năm 1983 với Dương Quá: Lưu Đức Hoa, Tiểu Long Nữ: Trần Ngọc Liên; bản năm 1995 với Cổ Thiên Lạc và Lý Nhược Đồng; bản 2006 với Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi.

Bản thị phi nhất thì phải nói đến bản năm 2014 với Quá nhi: Trần Hiểu và Cô Long: Trần Nghiên Hy.

Tác phẩm kiếm hiệp tiếp theo của Kim Dung được remake nhiều lần đó là Ỷ Thiên Đồ Long ký với 7 phiên bản truyền hình được sản xuất vào các năm 1978 với bộ ba Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược là Trịnh Thiếu Thu, Uông Minh Thuyên, Triệu Nhã Chi. Năm 1984 với Lưu Đức Khải, Lưu Ngọc Phác và Dụ Khả Hân. Năm 1986 với Lương Triều Vỹ, Lê Mỹ Nhàn, Đặng Tụy Văn. Năm 1994 với Mã Cảnh Đào, Diệp Đồng, Châu Hải My. Năm 2000 với Ngô Khải Hoa, Lê Tư, Xa Thi Mạn. Năm 2003 với Tô Hữu Bằng, Giả Tịnh Văn, Cao Viên Viên. Năm 2009 với Đặng Siêu, An Dĩ Hiên, Lưu Cạnh.

Sắp tới, năm 2019 sẽ lên sóng một bản Ỷ Thiên Đồ Long ký nữa với sự tham gia của Tằng Thuấn Hy, Trần Ngọc Kỳ và Chúc Tự Đan.

Đến bây giờ, các vai diễn kinh điển một khi nói đến chắc hẳn khán giả sẽ nhớ ngay tên đó chính là: Trương Vô Kỵ: Ngô Khải Hoa, Tô Hữu Bằng, Đặng Siêu; Triệu Mẫn: Lê Tư, Giả Tịnh Văn, An Dĩ Hiên; Chu Chỉ Nhược: Đặng Tụy Văn, Châu Hải My, Cao Viên Viên.

Ngoài ra còn khá nhiều các tác phẩm của Kim Dung được chuyển thể thành phim với nhiều phiên bản như: Thiên Long bát bộ với 5 phiên bản năm 1982, 1991, 1997, 2003, 2013. Phiên bản ấn tượng nhất có lẽ là bản 1997 với Kiều Phong: Huỳnh Nhật Hoa, Đoàn Dự: Trần Hạo Dân, Vương Ngữ Yên: Lý Nhược Đồng và bản năm 2013 với Kiều Phong: Hồ Quân, Đoàn Dự: Lâm Chí Dĩnh, A Châu: Lưu Đào, A Tử: Trần Hảo, Vương Ngữ Yên: Lưu Diệc Phi.

Tiếu ngạo giang hồ với 7 phiên bản năm 1984, 1996, 2 bản năm 2000, 2001, 2013, 2018. Nổi tiếng nhất là bản năm 2000 với Lệnh Hồ Xung: Lữ Tụng Hiền, Nhậm Doanh Doanh: Lương Bội Linh và bản năm 2001 với Lý Á Bằng và Hứa Tịnh.

Bản thị phi nhất đó là bản năm 2013 với sự tham gia của Hoắc Kiến Hoa, Trần Kiều Ân và Viên San San. Thánh cô Viên San San bỗng thành nữ phụ bại trận dưới tay Đông Phương Bất Bại Trần Kiều Ân. Khán giả xem phim đã mặc định luôn Trần Kiều Ân là nữ chính.

Bạch Xà truyện chính là bộ tiếp theo được chuyển thể thành phim và làm lại rất nhiều phiên bản với nhiều tên và nội dung khác nhau với 7 bộ điện ảnh: Bạch Xà truyện năm 1962. Phim hoạt hình Bạch Xà truyện do Nhật Bản sản xuất năm 1958. Bạch Xà truyện sản xuất năm 1978 và 1982 do Lâm Thanh Hà thủ vai chính.

Bạch Xà đại náo thiên cung: Phim năm 1975 do Đài Loan sản xuất. Thanh Xà: Phim Hồng Kông năm 1993 do Từ Khắc đạo diễn, các diễn viên: Trương Mạn Ngọc, Vương Tổ Hiền, Triệu Văn Trác, Ngô Hưng Quốc

Truyền thuyết Bạch Xà: Phim 3D năm 2011 do Trình Tiểu Đông đạo diễn, các diễn viên: Lý Liên Kiệt, Huỳnh Thánh Y, Lâm Phong, Thái Trác Nghiên

Bạch xà truyện còn có đến 8 bản truyền hình đã lên sóng: Kỳ ảo nhân gian thế: Phim Hồng Kông năm 1990. Bạch Xà và Trương thiên sư. Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ: Phim Đài Loan năm 1992, các diễn viên: Triệu Nhã Chi, Diệp Đồng, Trần Mỹ Kỳ

Bạch Xà hậu truyện: Nhân gian hữu ái: Phim Singapore năm 1995. Thanh Xà và Bạch Xà (còn có tên là Bạch Xà tân truyện): Phim năm 2001 do Đài Loan và Singapore hợp tác sản xuất, các diễn viên: Phạm Văn Phương, Trương Ngọc Yến, Lý Minh Thuận, Tiêu Ân Tuấn

Bạch Xà truyện: Phim truyền hình Trung Quốc năm 2005, các diễn viên: Lưu Đào, Phan Việt Minh, Trần Tử Hàm, Lưu Tiểu Phong. Bạch Xà hậu truyện sản xuất năm 2010 với các diễn viên: Phó Miểu, Khưu Tâm Chí, Trì Soái, Lưu Thi Thi. Gặp Lại Bạch Nương Tử năm 2011 với các diễn viên: Nhậm Tuyền, Tả Tiểu Thanh, Thẩm Hiểu Hải, Đới Quân Trúc.

Sắp tới, truyền hình Trung Quốc sẽ cho lên sóng bộ phim Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ với sự tham gia của hai diễn viên đang nổi tiếng vô cùng hút mắt người xem đó là Vu Mông Lung và Cúc Tịnh Y. Hi vọng bộ phim sẽ thành công lên sóng và gặt hái được nhiều thành công nối tiếp các phiên bản trước.

Ngoài các bộ phim kể trên, truyền hình Hoa ngữ còn có rất nhiều các bộ phim được remake nhiều lần khác nữa. Khán giả yêu thích phim Hoa ngữ và các bộ phim chuyển thể kinh điển, hãy cùng bổ sung thêm cùng Saostar nhé.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vy Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tín hiệu vui của Hoài Linh
Ngọc Trinh đã trưởng thành?