Thể loại kinh dị đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia và nền văn hóa. Ở mỗi nước khác nhau, nó đều được mài dũa từ chính nỗi sợ hãi và những mối đe dọa mà người dân gặp phải từ môi trường xã hội, chính trị và kinh tế của chính nơi đó. Nổi bậc hơn cả ở thể loại này chính là thị trường phim Hàn Quốc - nơi được các nhà phê bình hoan nghênh nhiệt liệt trong vài thập kỷ qua.
Dẫu vậy, phải đến những năm trở lại đây, khán giả của thị trường phim Mỹ mới bắt đầu tìm kiếm các bộ phim kinh dị của đất nước này, đặc biệt là sau thành công vang dội của Parasite - đứa con tinh thần do Bong Joon Ho tạo ra. Mặc dù những người yêu thích điện ảnh, đặc biệt là thể loại kinh dị đã để ý đến thị trường phim ảnh Hàn Quốc từ rất lâu trước đây, nhưng phải đến bây giờ, họ mới nhận ra nơi đây đã có những tác phẩm sánh vai, thậm chí là vượt trội hơn cả Hollywood.
Các đạo diễn như Park Chan-wook, Bong Joon-ho và Kim Jee-woon đã tạo ra những bức chân dung tuyệt đẹp dưới lớp vỏ của kinh dị, tăng tính nghệ thuật cho thể loại thường bị xem là chỉ có yếu tố giải trí. Không sử dụng yếu tố bạo lực, máu me quá đà, các nhà làm phim này biết cách khiến khán giả phải sợ hữu dù chỉ nói về cách ứng xử của một số con người khi nhìn thấy cái ác. Tập trung vào sự tinh tế và thực tế (ngay cả khi tiền đề bộ phim đó không có thực ở ngoài đời) cũng là điều tối quan trọng trong các phim kinh dị Hàn Quốc. Nó tạo ra một sự khác biệt rõ ràng so với các phim kinh dị Mỹ.
Phim kinh dị Hàn Quốc đi sâu hơn vào tâm lý con người, xây dựng câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật bắt nguồn từ việc tập trung vào một nhóm nhỏ nhân vật chính. Phần lớn các bộ phim không để cái chết diễn ra hàng loạt trước khi khán giả kịp hiểu điều gì đang diễn ra và có mục đích cẩn thận đằng sau các cảnh bạo lực. Ví dụ, trong The Wailing của Na Hong-jin, những vụ giết người kinh hoàng được thực hiện nhưng thay vì những tập trung cảnh đổ máu, vị đạo diễn này lại muốn cho người xem biết được hậu quả của chúng.
Điều khiến khán giả cảm thấy thoải mái khi xem các phim kinh dị của Hàn Quốc là cảnh bạo lực thực tế lại hiếm được sử dụng vì mục đích bạo lực mà đa số là để minh họa cho sự nguy hiểm của nó hoặc bổ sung vào cốt truyện của bộ phim. Gợi lên cảm xúc hơn là sự ghê tởm, chọn xây dựng sự kinh dị xung quanh những con người đã thành danh thay vì đưa con người vào một không gian kinh dị đã có sẵn. Phim kinh dị Hàn Quốc không giới thiệu cùng một loại nhân vật thường thấy trong các bộ phim sát nhân của Mỹ, họ tạo ra rất nhiều đất diễn cho tất cả những nhân vật cả chính và phụ, ví dụ điển hình bom tấn của Yeon Sang-ho - Train to Busan.
Đặc biệt hơn cả, trong nhiều bộ phim kinh dị của Hàn Quốc, có những khoảnh khắc rất buồn, bi kịch, hối tiếc và tuyệt vọng. Ngay cả trong những câu chuyện bạo lực nhất, cảm xúc của con người dường như vẫn chiếm ưu thế. Dù sở hữu yếu tố bạo lực theo cách riêng, những bộ phim như I Saw The Devil và The Host vẫn tập trung nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa trái tim của con người và cái ác. Trong điện ảnh Hàn Quốc, bản thân sự kinh dị bắt nguồn từ tính nhân văn.
Giống như The Host, ngay từ đầu đạo diễn đã làm rõ rằng ô nhiễm và sự tha hóa của con người là nguyên nhân cho sự trỗi dậy của con quái vật và sự diệt vong đáng kể mà nó gây ra. Tóm lại, hết lần này đến lần khác, phim kinh dị Hàn Quốc chứng tỏ bản thân là thể loại phim độc đáo và hấp dẫn của riêng họ, tập trung vào phản ứng với cái ác chứ không phải là để cái ác lấn át con người.