Phim Ảnh

Lý do hãng phim Kyoto Animation chiếm trọn tình yêu mến của khán giả

Theo cbr
Chia sẻ

Kyoto Animation đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho nền công nghiệp hoạt hình Nhật Bản nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Xưởng phim hoạt hình đình đám của Nhật, Kyoto Animation, vừa phải chịu một bi kịch vô cùng to lớn vào ngày hôm qua. Một nghi phạm 41 tuổi đã tưới xăng và châm lửa đốt xưởng phim số 1 của KyoAni tại phường Fushimi, thành phố Kyoto, làm ít nhất 33 người thiệt mạng và khoảng 40 người bị thương, trong đó có 10 người trong tình trạng nguy kịch và vẫn còn nhiều người hiện đang mất tích. 20 trong số 33 người đã chết được xác nhận là phụ nữ. Nghi phạm hiện được điều trị tại bệnh viện do bỏng ở mặt và ngực. Đây có lẽ là thương vong lớn nhất mà Nhật phải gánh chịu kể từ sau thế chiến thứ 2.

33 người đã chết trong vụ hỏa hoạn.

Trong lúc chờ đợi những tin tức mới hơn được cập nhật, hãy dành một chút thời gian để điểm lại những gì mà Kyoto Animation đã cống hiến cho nền công nghiệp hoạt hình Nhật Bản nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Được thành lập vào năm 1981 bởi 2 vợ chồng HideakiYoko Hatta, Kyoto Animation ban đầu chỉ là một công ty nhỏ, chuyên cung cấp hoạt ảnh cho những bộ phim của các hãng phim khác, như Tenchi Universe và Inu-Yasha. Vào năm 2003, Kyoto Animation bắt đầu tự sản xuất phim riêng với OVA Munto và series phim truyền hình Full Metal Panic.

Logo của hãng

Ngay khi đạt được thành công với những tác phẩm đầu tiên, Kyoto Animation bắt đầu trở thành một trong những hãng phim hàng đầu và được công chúng để ý đến. Bộ phim hoạt hình chuyển thể của Air và phần sau của Full Metal Panic mang tên The Second Raid cũng đã mang lại nhiều thành công cho hãng trong năm 2005. Series hoạt hình thứ 4 của hãng mang tên The Melancholy of Haruhi Suzumiya được ra mắt vào năm 2006 cũng đã càn quét tất cả các bảng xếp hạng anime trên toàn thế giới.

Series đã mang về nhiều thành công cho hãng.

Nếu bạn là fan anime trong những năm 2000, thì chắc chắn không thể bỏ qua Haruhi. Rất nhiều người đã sửa thông tin trên facebook của mình thành “Đến từ Haruhiism”, và chắc chắn trong bất kì sự kiện anime nào cũng sẽ xuất hiện điệu nhảy Hare Hare Yukai. Dẫu phần phim này vẫn mang hơi hướng của nhiều năm về trước, vẫn hoàn toàn dễ hiểu vì sao chúng lại đạt được nhiều sự mến mộ đến vậy từ công chúng. Haruhi vẫn còn đó những điều làm nên một bộ phim hoạt hình khoa học viễn tưởng được công chúng mến mộ, đơn giản bởi sự ảnh hưởng mà nó mang lại là quá lớn. Kể cả khi mùa 2 có được làm lại một cách không thể “troll” hơn, khi lập đi lập lại nội dung của 8 tập phim chỉ với những hoạt ảnh khác nhau, thì khán giả vẫn phải tôn trọng những nỗ lực đó.

Haruhi đã từng trở thành biểu tượng của hãng.

Cả 2 series Full Metal PanicHaruhi đều được dựa trên những quyển tiểu thuyết ngắn. Vào năm 2009, Kyoto Animation đã bắt đầu tự viết truyện cho riêng mình, bắt đầu với KA Esuma Bunko. Hãng phim cũng đã tổ chức cuộc thi thường niên cho những tác giả với câu chuyện ấn tượng. Một vài cái tên ấn tượng phải kể đến như: Love, Chunibyo and Other Delusions, Free!, Beyond the Boundary, Myriad Colors Phantom World và Violet Evergarden (đã mang lại nhiều giải thưởng danh giá cho hãng).

KA Esuma Bunko.

Thể loại hoạt hình được Kyoto Animation sản xuất đã lan tỏa đến mọi nơi, từ những bộ phim hài kịch châm biếm như Nichijou hay Miss Kobayashi's Dragon Maid, đến những câu chuyện nhây nhớt như KanonA Silent Voice. Từ những cố gắng trong suốt những năm dài, hãng phim đã mang đến cho mình một lượng fan vô cùng hùng hậu. Từ hình tượng “gái xinh với biểu cảm xinh xinh” như trong Lucky StarK-On!, Kyoto Animation nhanh chóng phát triển thành “trai xinh với biểu cảm xinh xinh” như trong Free!

Free!

Đương nhiên, không phải phim nào cũng là gu của các fan hâm mộ, tuy nhiên, những cố gắng và thành tựu của hãng vẫn rất đáng được đánh giá cao.

Một trong những lí do khác khiến cho những tác phẩm của Kyoto Animation có thể đẹp lung linh và mang nhiều nội dung hấp dẫn đến thế, chính là vì chế độ đãi ngộ cực tốt của hãng đối với nhân viên của mình. Hầu hết các bộ anime đều được vẽ bởi các họa sĩ tự do, Kyoto Animation vẫn trả lương cho họ để có thể làm việc từ từ với chất lượng cao nhất, trong khi vẫn có được một nguồn thu nhập ổn định. Trong khi hãng phim Ghibli phải cắt giảm bớt các nhân viên chính thức, thì Kyoto Animation lại làm điều ngược lại.

Hãng phim Ghibli làm điều ngược lại với Kyoto Animation trong việc trả lương cho nhân viên.

1 trong 2 người thành lập nên hãng phim là phụ nữ, vậy nên Kyoto Animation là một nơi tuyệt vời để những người nữ có thể thật sự tỏa sáng. Naoko Yamada, một trong những người đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong K-On!, Sound EuphoniumA Silent Voice, là một trong những viên kim cương quý của hãng phim.

Naoko Yamada

Nếu bạn muốn chọn một tác phẩm của Kyoto Animation để thưởng thức được vẻ đẹp thuần túy nhất, hãy xem Liz and the Blue Bird. Đây là phần phim được phát triển từ series Sound Euphonium, nhưng không cần phải xem những phần trước để có thể hiểu được câu chuyện này. Bộ phim hoạt hình nhẹ nhàng nhưng đáng ngẫm nghĩ này kể về tình yêu giữa 2 cô gái trong một ban nhạc tại trường cấp 3. Có khá ít chi tiết diễn ra trong xuyên suốt bộ phim, đâu đó là sự xuất hiện của vài chi tiết giả tưởng, nhưng chắc chắn rằng đây là một kịch bản tuyệt vời để chuyển thể.

Liz and the Blue Bird.

Cho những ai quan tâm đến vụ hỏa hoạn, Sentai Filmworks, một nhà phân phối các ấn phẩm văn hóa Nhật Bản tại Mỹ, đã thành lập chiến dịch quyên góp cho hãng phim trên trang GoFundMe và hiện đã thu về hơn 200.000 USD.

Một fan hâm mộ đã chia sẻ: “Kyoto Animation là hình mẫu cho ngành công nghiệp anime và xứng đáng được nhiều điều tốt đẹp hơn thế. Tôi hy vọng họ sẽ có thể gượng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau thảm kịch này.”

Một tài khoản có tên DuckLordEthan đã thiết kế hình ảnh vô cùng buồn để tưởng nhớ những người đã mất trong vụ hỏa hoạn.

Chia sẻ

Theo

cbr

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất